SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9

4.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 9 Bài 6: Cung chứa góc chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc

Bài 33 trang 105 SBT Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC có cạnh BC cố định và A^=α không đổi. Tìm quỹ tích giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác đó.
Phương pháp giải:

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất τ là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất τ đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất τ.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất τ là hình H.

(Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh: Tập hợp các điểm M tạo với hai mút của đoạn thẳng AB cho trước một góc AMB bằng α (α không đổi ) là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB (gọi là cung chứa góc α vẽ trên đoạn AB)).

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Chứng minh thuận:

Gọi I là giao điểm 3 đường phân giác trong của ABC

IBC^=B^2; ICB^=C^2

 IBC^+ICB^=B^+C^2 mà trong ABC ta có: B^+C^=180A^=180α

Suy ra: IBC^+ICB^=180α2

Trong BIC ta có: BIC^=180(IBC^+ICB^)

Suy ra: BIC^=180180α2=360180+α2=90+α2

Do Α^=α không đổi BIC^=90+α2 không đổi.

Vì I thay đổi tạo với 2 đầu đoạn BC cố định một góc bằng 90+α2 không đổi

Do đó, I nằm trên cung chứa góc 90+α2 vẽ trên BC.

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Chứng minh đảo:  Trên cung chứa góc 90+α2 lấy điểm I bất kỳ. Vẽ trên cùng nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm I hai tai Bx và Cy sao cho BI là phân giác của CBx^,CI là phân giác của BCy^.

Bx cắt Cy tại A.

Trong BIC ta có: BIC^=90+α2

IBC^+ICB^=180BIC^=180(90+α2)=180α2

 

CBA^=2IBC^;BCA^=2ICB^

CBA^+BCA^=2.180α2=180α

Trong ABC ta có:

BAC^=180(CBA^+BCA^)=180(180α)=α

Kết luận: Vậy quỹ tích giao điểm 3 đường phân giác trong ABC khi A^=α không đổi, BC cố định là 2 cung chứa góc 90+α2 vẽ trên 

Bài 34 trang 105 SBT Toán 9 tập 2: Dựng cung chứa góc 42o trên đoạn thẳng AB=3cm.
Phương pháp giải:

Cách vẽ cung chứa góc α:

+) Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

+) Vẽ tia Ax tạo với AB góc α.

+) Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

+) Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.

+) AmB được vẽ như trên là một cung chứa góc α.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

Cách dựng:

− Dựng đoạn AB=3cm

− Dựng BAx^=42o

− Dựng đường thẳng d là trung trực của AB

− Dựng tia AyAx tại A

Tia Ay cắt đường trung trực d của AB tại O.

− Dựng cung tròn AmB  tâm O bán kính OA

− Dựng điểm O đối xứng với O qua AB.

− Dựng cung tròn AmB tâm O bán kính OA.

Ta được cung chứa góc  42o trên đoạn thẳng AB=3cm là AmB và AmB.

Bài 35 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Dựng tam giác ABC, biết BC=3cm, A^=45o và trung tuyến AM=2,5cm.
Phương pháp giải:

Ta sử dụng cách vẽ cung chứa góc α:

+) Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

+) Vẽ tia Ax tạo với AB góc α.

+) Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

+) Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.

+) AmB được vẽ như trên là một cung chứa góc α.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

Cách dựng:

− Dựng đoạn BC=3cm.

− Dựng CBx^=45

− Dựng trung điểm M của BC.

− Dựng trung trực của BC

− Dựng tia vuông góc Bx tại B cắt đường trung trực của BC tại O.

− Dựng cung tròn BmC bán kính OB là cung chứa góc 45o vẽ trên BC.

− Dựng cung tròn tâm M bán kính 2,5cm cắt cung BmC tại A và A.

− Nối AB,AC (hoặc AB,AC) ta có ABC (hoặc ABC) thỏa mãn điều kiện bài toán.

(Chú ý: 

Vì BC=3cm, nên MB=MC=BC:2=32

Ta có: OBM^=900450=45 nên tam giác OBM vuông cân tại M.

Nên MB=OM=32

Theo định lý Pytago ta có OB=MB2+OM2=322 (cm).

Khoảng cách 2 tâm MO=322 (cm)

3222,5<MO<322+2,5 nên (O) và (M) luôn cắt nhau. Bài toán luôn dựng được)

Chứng minh: 

 Ta có ΔABC (hoặc ΔABC) có BC=3cm, góc A =45°(hoặc góc A=45°) và trung tuyến AM=2,5cm (hoặc AM=2,5cm) thỏa mãn đề bài.

Biện luận:

Bài toán có hai nghiệm hình.

Bài 36 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Cho nửa đường tròn đường kính AB cố định. C là điểm trên nửa đường tròn, trên dây AC kéo dài lấy điểm D sao cho CD=CB.

a) Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

b) Trên tia CA lấy điểm E sao cho CE=CB. Tìm quỹ tích các điểm E khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất τ là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất τ đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất τ.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất τ là hình H.

(Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh: Tập hợp các điểm M tạo với hai mút của đoạn thẳng AB cho trước một góc AMB bằng α (α không đổi ) là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB (gọi là cung chứa góc α vẽ trên đoạn AB)).

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

a) Chứng minh thuận:

Ta có: ACB^=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: BCD^=90

             CD=CB(gt)

Suy ra: BCD vuông cân tại C.

 CDB^=45 hay ADB^=45

AB cố định. Khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB thì D chuyển động trên cung chứa góc 45 dựng trên đoạn thẳng AB cố định.

Ta có dây AC thay đổi phụ thuộc vào vị trí điểm C trên nửa đường tròn đường kính AB.

− Dây AC lớn nhất bằng đường kính của đường tròn. Khi C trùng với B khi đó D trùng với B. Vậy B là điểm của quỹ tích.

− Dây AC nhỏ nhất có độ dài bằng 0 khi C trùng với A, thì khi đó D trùng với B là giao điểm của tiếp tuyến đường tròn đường kính AB tại A với cung chứa góc 45 vẽ trên AB.

Chứng minh đảo:

Lấy điểm D tùy ý trên cung BB, nối AD cắt đường tròn đường kính AB tại C. Nối BC,BD.

Ta có: ADB^=45 (vì D nằm trên cung chứa góc 45 vẽ trên AB).

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

ACB^=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

BCD^=90

Suy ra: BCD vuông cân tại C

CB=CD

Vậy quỹ tích các điểm D khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB là cung BB nằm trên cung chứa góc 45 vẽ trên đoạn AB, trong nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm C.

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 7)

b) Chứng minh thuận:

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

 

ACB^=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

CB=CE(gt)

CBE vuông tại C

CEB^=45

CEB^+AEB^=180 (hai góc kề bù)

AEB^=135

AB cố định, C chuyển động trên đường tròn đường kính AB thì E chuyển động trên cung chứa góc 135 dựng trên đoạn AB cố định.

− Khi dây AC có độ dài lớn nhất bằng đường kính đường tròn, thì C trùng với B nên E trùng với B  B là 1 điểm của quỹ tích.

− Khi dây AC có độ dài nhỏ nhất bằng 0 thì C trùng với A. Khi đó E trùng A nên A là 1 điểm của quỹ tích.

Vậy E chuyển động trên 1 cung chứa góc 135 vẽ trên đoạn AB nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C.

Chứng minh đảo:

Lấy E bất kỳ trên cung chứa góc 135. Kẻ AE cắt đường tròn đường kính AB tại C.  Nối BE,BC.

Ta có: AEB^=135 (vì E nằm trên cung chứa góc 135 vẽ trên AB)

 

Lại có: AEB^+BEC^=180 (hai góc kề bù)

BEC^=180AEB^=180135=45

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

ACB^=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: ECB vuông cân tại C.

CE=CB

Vậy quỹ tích các điểm E khi C chuyển động trên đường tròn đường kính AB là một cung chứa góc 135 vẽ trên đoạn AB nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C.

Bài 37 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Cho nửa đường tròn đường kính AB và C là một điểm trên nửa đường tròn. Trên bán kính OC lấy điểm D sao cho OD bằng khoảng cách CH từ C đến AB. Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.
Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

+) Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất τ là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất τ đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất τ.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất τ là hình H.

Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh:

+)Tập hợp các điểm M tạo với hai mút của đoạn thẳng AB cho trước một góc AMB bằng α (α không đổi ) là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB (gọi là cung chứa góc α vẽ trên đoạn AB).

+)Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

Chứng minh thuận: 

Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt nửa đường tròn đường kính AB tại P. O cố định, đường tròn đường kính AB cố định suy ra P cố định.

Nối PD. Ta có: OP//CH (vì hai đường thẳng cùng vuông góc với AB)

Xét OCH và OPD có:

+) OD=CH(gt)

+) POD^=OCH^ (so le trong)

+) OP=OC (bán kính)

Suy ra: DOP=HCO(c.g.c)

ODP^=CHO^  mà CHO^=90 nên ODP^=90

Khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB thì D thay đổi tạo với 2 đầu đoạn thẳng OP cố định một góc OPD^=90. Vậy D chuyển động trên đường tròn đường kính OP.

Chứng minh đảo:

Lấy điểm D bất kỳ trên đường tròn đường kính OP. Kẻ OD cắt nửa đường tròn đường kính AB tại C, kẻ CHAB ta phải chứng minh OD=CH.

Nối PD.

Xét CHO và PDO có:

+) CHO^=PDO^=90

+) OC=OP (bán kính đường tròn tâm O)

+) DOP^=OCH^ (so le trong)

Suy ra: CHO=PDO (cạnh huyền, góc nhọn)

CH=OD

Vậy quỹ tích các điểm D khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB là đường tròn đường kính OP.

Bài 38 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Dựng hình vuông ABCD, biết đỉnh A, điểm M thuộc cạnh BC và điểm N thuộc cạnh CD.
Phương pháp giải:

* Phân tích: 

     +) Giả sử đã có một hình thỏa mãn điều kiện bài toán

     +) Chọn ra các yếu tố dựng được ngay (đoạn thẳng, tam giác,...)

     +) Đưa việc dựng các điểm còn lại về các phép dựng hình cơ bản và các bài toán dựng hình cơ bản (Mỗi điểm thường được xác định là giao của hai đường.) 

* Cách dựng: Nêu thứ tự từng bước dựng hình, đòng thời thể diện các nét dựng trên hình vẽ.

* Chứng minh: Bằng lập luận để chứng tỏ rằng với cách dựng trên, hình đã dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài nêu ra.

Lời giải:

 SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 9)

Phân tích:

Giả sử hình vuông ABCD dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán. Ta cần dựng đỉnh C. Đỉnh C thỏa mãn 2 điều kiện:

+) MCN^=90 nên C nằm trên cung chứa góc 90 dựng trên MN.

+) Ta có ACM^=45 (vì hình vuông có đường chéo là phân giác) nên C nằm trên cung chứa góc 45 vẽ trên AM.

Cách dựng: 

− Dựng cung chứa góc 90 trên đoạn MN.

− Dựng cung chứa góc 45 trên đoạn AM.

Hai cung cắt nhau tại C, nối CM,CN.

Kẻ ABCN tại B,ADCN tại D.

Ta có tứ giác ABCD là hình vuông cần dựng.

Chứng minh:

Thật vậy theo cách dựng ta có: C^=90,B^=90,D^=90

Tứ giác ABCD là hình chữ nhật, có điểm M thuộc BC, điểm N thuộc CD. AC là phân giác của C^.

Vậy: tứ giác ABCD là hình vuông.

Bài tập bổ sung (trang 106 SBT Toán 9)

Bài 6.1 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Dựng một cung chứa góc 60 trên đoạn thẳng AB cho trước.
Phương pháp giải:

Cách vẽ cung chứa góc α:

+) Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

+) Vẽ tia Ax tạo với AB góc α.

+) Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

+) Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.

+) AmB được vẽ như trên là một cung chứa góc α.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 10)

Cách dựng:

− Dựng đoạn thẳng AB.

− Dựng tia Ax sao cho BAx^=60.

− Dựng đường thẳng d là trung trực của AB.

− Dựng tia AyAx tại A.

− Tia Ay cắt đường thẳng d tại O.

− Dựng cung tròn tâm O bán kính OA.

− Dựng O đối xứng với O qua AB.

− Dựng cung tròn tâm O bán kính OA.

Ta có cung chứa góc 60 vẽ trên đoạn AB cho trước.

Bài 6.2 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Cho đường tròn tâm O bán kính R và điểm A (khác O) ở trong đường tròn đó. Một đường thẳng d thay đổi, luôn đi qua A, cắt đường tròn đã cho tại hai điểm là B và C. Tìm quỹ tích trung điểm I của đoạn thẳng BC.
Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất τ là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất τ đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất τ.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất τ là hình H.

Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh:

+) Tập hợp các điểm M tạo với hai mút của đoạn thẳng AB cho trước một góc AMB bằng α (α không đổi ) là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB (gọi là cung chứa góc α vẽ trên đoạn AB).

+)Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 11)

Chứng minh thuận:

Đường tròn (O) cho trước, điểm Acố định nên OA có độ dài không đổi.

OBC cân tại O (vì OB=OC = bán kính)

IB=IC(gt) nên OI là đường trung tuyến vừa là đường cao

OIBC

OIA^=90

Đường thẳng d thay đổi nên B,C thay đổi thì I thay đổi tạo với 2 đầu đoạn OA cố định góc OIA^=90. Vậy I chuyển động trên đường tròn đường kính OA.

Chứng minh đảo:

Lấy điểm I bất kỳ trên đường tròn đường kính AO. Đường thẳng AI cắt đường tròn (O) tại 2 điểm B và C.

Ta chứng minh: IB=IC.

Trong đường tròn đường kính AO ta có OIA^=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

OIBC

IB=IC (đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm dây cung đó)

Vậy quỹ tích các điểm I là trung điểm của dây BC của đường tròn tâm O khi BC quay xung quanh điểm A cố định là đường tròn đường kính AO.

Bài 6.3 trang 106 SBT Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Xác định vị trí của điểm M trong tam giác sao cho MA+MB+MC nhỏ nhất.
Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

+) Trong tam giác đều, mỗi góc đều bằng 60.

+) Chứng minh ba điểm thẳng hàng: Nếu ABD^+DBC^=180 thì A,B,C thẳng hàng.

Lời giải:

SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 12)SBT Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 13)

Trong ABC ta lấy điểm M. Nối MA,MB,MC.

Ta cần làm xuất hiện tổng MA+MB+MC sau đó tìm điều kiện để tổng đó nhỏ nhất.

Lấy MC làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A tam giác đều MCN. Suy ra: CM=MN.

Lấy AC làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B tam giác đều APC.

Ta có:

MCA^+ACN^=MCN^=60

ACN^+NCP^=ACP^=60

MCA^=NCP^ 

Xét AMC và PNC:

+) CM=CN (vì MCN đều)

+) MCA^=NCP^ (chứng minh trên)

+) CA=CP (vì APC đều)

Suy ra: AMC=PNC(c.g.c)

PN=AM

MA+MB+MC=NP+MB+MN

Ta có ABC cho trước nên điểm P cố định nên BM+MN+NP ngắn nhất khi 4 điểm B,M,N,P thẳng hàng.

Vì CMN^=60 nên 3 điểm B,M,N thẳng hàng khi và chỉ khi BMC^=120

Vì CNM^=60 nên 3 điểm M,N,P thẳng hàng khi và chỉ khi CNP^=120

Mà AMC=PNC (chứng minh trên)     AMC^=PNC^=120

Vậy MA+MB+MC bé nhất khi và chỉ khi BMC^=120  và AMC^=120

Vậy M là giao điểm của 2 cung chứa góc 120 dựng trên BC  và AC.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá