Tìm ý và lập dàn ý. Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào

667

Với giải Câu 1 trang 64 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Nghị luận xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội

Câu 1 trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý.

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Lối sống giản dị là gì?

-.....................................................................................................................

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: đọc kĩ phần hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 47)

- Mở bài:...............................................................................................................

- Thân bài:

+ Ý 1:..................................................................................................................

+ Ý 2:..................................................................................................................

+ Ý 3:..................................................................................................................

+ Ý 4:..................................................................................................................

- Kết bài:...............................................................................................................

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Lối sống giản dị là gì?

- Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào?

- Tại sao cần sống giản dị?

- Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo,...?

- Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị?

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: đọc kĩ phần hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 47)

- Mở bài:

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.

- Thân bài:

+ Ý 1: Nêu quan niệm về lối sống giản dị.

+ Ý 2: Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống.

+ Ý 3: Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.

+ Ý 4: Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị.

- Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của lối sống giản dị.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

Đánh giá

0

0 đánh giá