Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 36-37) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống

642

Với giải Bài tập trang 49 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Nghị luận xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội

Bài tập trang 49 VBT Ngữ văn 7 tập 2: Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 36-37) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

(1) Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm............................................................................................................

nào đó, hướng tới giải quyết............................................................................................................

Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế.

(2) Liên kết và mạch lạc trong văn bản

- Liên kết là..................................................................................................................

của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là..................................................................................................................

Một văn bản được coi là có tính mạch lạc.................................................................................................................

được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Trả lời:

(1) Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra trong cuộc sống. Văn bản nghị luận xã hội phải có những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, chính xác để thuyết phục người đọc, người nghe. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế.

(2) Liên kết và mạch lạc trong văn bản

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gích của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Đánh giá

0

0 đánh giá