Với Giải Toán lớp 10 trang 8 Tập 1 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 10 trang 8 Tập 1 Cánh diều
Luyện tập vận dụng 5 trang 8 Toán lớp 10: Hãy phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo .
Phương pháp giải:
Mệnh đề kéo theo () thường là các mệnh đề dạng: “Nếu P thì Q” hoặc cũng có thể là “P kéo theo Q”, “P suy ra Q”, “Vì P nên Q”.
Lời giải:
Chẳng hạn
1. Định lí Ta-lét “Nếu 1 đường thẳng song song với 1 cạnh của tam giác đó và cắt 2 cạnh còn lại thì nó định ra trên 2 cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ”
2. Định lí Ta-lét đảo “Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.”
3. Định lí: “Nếu hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song”
V. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương
Hoạt động 6 trang 8 Toán lớp 10: Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề dạng như sau:
“Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC có ”.
Phát biểu mệnh đề và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề và .
Phương pháp giải:
Viết mệnh đề kéo theo , sử dụng một trong các dạng “Nếu Q thì P”, “Q kéo theo P”, “Q suy ra P”, “Vì Q nên P”.
Xét tính đúng sai của hai mệnh đề.
Lời giải:
P: “tam giác ABC vuông tại A”
Q: “tam giác ABC có ”
+) Mệnh đề là “Nếu tam giác ABC có thì tam giác ABC vuông tại A”
+) Từ định lí Pytago, ta có:
Tam giác ABC vuông tại A thì
Và: Tam giác ABC có thì vuông tại A.
Do vậy, hai mệnh đề “” và “” đều đúng.
Luyện tập vận dụng 6 trang 8 Toán lớp 10: Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề:
P: “Tam giác ABC đều”
Q: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng ”,
Hãy phát biểu hai mệnh đề và và xác định tính đúng sai của mệnh đề đó.
Nếu cả hai mệnh đề trên đều đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương.
Phương pháp giải:
+) Mệnh đề kéo theo có dạng “Nếu P thì Q”, “P kéo theo Q”, “P suy ra Q”, “Vì P nên Q”.
+) Mệnh đề tương đương có thể phát biểu ở những dạng sau:
“P tương đương Q”, “P là điều kiện cần và đủ để có Q”, “P khi và chỉ khi Q”, “P nếu và chỉ nếu”
Lời giải:
+) Mệnh đề là: “Vì tam giác ABC đều nên tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
+) Mệnh đề là: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng suy ra tam giác ABC đều”.
Dễ thấy cả hai mệnh đề trên đều đúng.
+) Mệnh đề tương đương: (dùng một trong các cách sau:)
“Tam giác ABC đều tương đương tam giác ABC cân và có một góc bằng ”
“Tam giác ABC đều là điều kiện cần và đủ để có tam giác ABC cân và có một góc bằng ”
“Tam giác ABC đều khi và chỉ khi tam giác ABC cân và có một góc bằng ”
“Tam giác ABC đều nếu và chỉ nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng ”
Xem thêm các bài giải Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: