Giải Toán 7 trang 117 Tập 2 Cánh diều

448

Với Giải toán lớp 7 trang 117 Tập 2 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 7 trang 117 Tập 2 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 117 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Hãy đọc tên đường cao đi qua B, đường cao đi qua C.

Lời giải:

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1) 

Tam giác ABC vuông tại A nên BA  CA tại A.

Do đó:

+ Đường cao đi qua B và vuông góc với AC là AB.

+ Đường cao đi qua C và vuông góc với AB là AC.

Hoạt động 2 trang 117 Toán 7 Tập 2: Quan sát ba đường cao AM, BN, CP của tam giác ABC (Hình 137), cho biết ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm hay không.

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1) 

Lời giải:

Quan sát Hình 132, ta thấy ba đường cao AM, BN, CP cùng đi qua điểm H.

Luyện tập 2 trang 117 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác đều ABC có trọng tâm là G. Chứng minh G cũng là trực tâm của tam giác ABC.

Lời giải:

GT

ABC đều,

G là trọng tâm của ABC

KL

G là trực tâm của ABC

Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1) 

Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB và AC.

Vì tam giác ABC đều (giả thiết) nên AB = BC = CA.

Mà M là trung điểm của AB nên AM = BM.

Xét AMC và BMC có:

AC = BC (chứng minh trên),

MC là cạnh chung,

AM = BM (chứng minh trên).

Do đó AMC = BMC  (c.c.c).

Suy ra AMC^=BMC^ (hai góc tương ứng).

Mà AMC^+BMC^=180° nên AMC^=BMC^=180°2=90°.

Do đó CM  AB tại M.

Do đó CM là đường cao kẻ từ đỉnh C của tam giác ABC.

Chứng minh tương tự ta cũng có BN là đường cao kẻ từ đỉnh B của tam giác ABC.

Tam giác ABC có hai đường cao BN và CM cắt nhau tại G nên G là trực tâm của tam giác ABC.

Vậy G là trực tâm của tam giác ABC.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 7 trang 116 Tập 2 

Giải Toán 7 trang 118 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá