Với Giải toán lớp 7 trang 107 Tập 2 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 7 trang 107 Tập 2 Cánh diều
Bài 1 trang 107 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC. Ba đường trung tuyến AM, BN, CP đồng quy tại G. Chứng minh:
GA + GB + GC = (AM + BN + CP).
Lời giải:
GT |
DABC, ba đường trung tuyến AM, BN, CP đồng quy tại G |
KL |
GA + GB + GC = (AM + BN + CP). |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
Tam giác ABC có ba đường trung tuyến AM, BN, CP đồng quy tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.
Khi đó AG = AM; BG = BN; CG = CP (tính chất trọng tâm của tam giác)
Do đó GA + GB + GC = AM + BN + CP = (AM + BN + CP).
Vậy GA + GB + GC = (AM + BN + CP).
Bài 2 trang 107 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Chứng minh:
a) BM = CN;
b) GBC cân tại G.
Lời giải:
GT |
ABC cân tại A, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G |
KL |
a) BM = CN; b) GBC cân tại G. |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
a) Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên AB = AC (1).
Do BM đường trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của AC do đó (2)
CN là đường trung tuyến của tam giác ABC nên N là trung điểm của AB do đó (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có: AM = AN.
Xét ABM và ACN có:
AM = AN (chứng minh trên).
là góc chung,
AB = AC (chứng minh trên)
Do đó ABM = ACN (c.g.c)
Suy ra BM = CN (2 cạnh tương ứng).
Vậy BM = CN.
b) Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.
Suy ra BG = BM; CG = CN (tính chất trọng tâm của tam giác).
Mà BM = CN (chứng minh câu a)
Do đó BG = CG.
Tam giác GBC có BG = CG nên tam giác GBC cân tại G.
Vậy GBC cân tại G.
Bài 3 trang 107 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MG. Chứng minh:
a) GA = GD;
b) MBG = MCD;
c) CD = 2GN.
Lời giải:
GT |
ABC, hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G, D ∈ tia đối của tia MA, MD = MG. |
KL |
a) GA = GD; b) MBG = MCD; c) CD = 2GN. |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
a) Tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G (giả thiết) nên G là trọng tâm của tam giác ABC.
Khi đó GM = GA (tính chất trọng tâm của tam giác).
Điểm D nằm trên tia đối của tia MA và MD = MG (giả thiết) nên M là trung điểm của GD.
Suy ra GM = GD.
Do đó GA = GD.
Vậy GA = GD.
b) Do M là trung điểm của GD nên MG = MD.
Xét MBG và MDC có:
MB = MC (giả thiết),
(hai góc đối đỉnh),
MG = MD (chứng minh trên),
Do đó MBG = MDC (c.g.c).
c) Vì MBG = MDC (chứng minh câu b) nên CD = BG (hai cạnh tương ứng).
Lại có G là trọng tâm của tam giác ABC nên BG = 2GN.
Do đó CD = 2GN.
Vậy CD = 2GN.
Bài 4 trang 107 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Gọi H là hình chiếu của A lên đường thẳng BC. Giả sử H là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh:
a) AHB = AHM;
b) .
Lời giải:
GT |
ABC Hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G, H là hình chiếu của A lên đường thẳng BC, H là trung điểm của BM. |
KL |
a) AHB = AHM; b) . |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
a) Vì H là hình chiếu của A trên BC nên AH BC
Do đó AHB vuông tại H và AHM vuông tại H.
Xét AHB (vuông tại H) và AHM (vuông tại H) có:
AH là cạnh chung,
HB = HM (H là trung điểm của BM).
Do đó AHB = AHM (hai cạnh góc vuông).
Vậy AHB = AHM.
b) Vì AHB = AHM (chứng minh câu a)
Nên AB = AM (hai cạnh tương ứng).
ABC có hai đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ABC.
Suy ra AG = AM (tính chất trọng tâm của tam giác)
Do đó AG = AB.
Vậy
Bài 5 trang 107 Toán 7 Tập 2: Hình 107 là mặt cắt đứng của một ngôi nhà có mái dốc. Mỗi tầng cao 3,3 m. Mặt cắt mái nhà có dạng tam giác ABC cân tại A với đường trung tuyến AH dài 1,2 m. Tại vị trí O là trọng tâm tam giác ABC, người ta làm tâm cho một cửa sổ có dạng hình tròn.
a) AH có vuông góc với BC không? Vì sao?
b) Vị trí O ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất?
Lời giải:
a) DABC cân tại A nên AB = AC và .
Lại có AH là đường trung tuyến của ABC nên H là trung điểm của BC.
Do đó BH = CH.
Xét ABH và ACH có:
AB = AC (chứng minh trên),
(chứng minh trên),
BH = CH (chứng minh trên),
Do đó ABH = ACH (c.g.c).
Suy ra (hai góc tương ứng).
Mà
Nên
Hay AH BC.
Vậy AH BC.
b) Vì O là trọng tâm của tam giác ABC nên OH = AH (tính chất trong tâm tam giác)
Mà AH = 1,2 m
Do đó OH = . 1,2 = 0,4 m.
Vì mỗi tầng cao 3,3 m mà ngôi nhà ba tầng nên vị trí O ở độ cao so với mặt đất là:
0,4 + 3,3 . 3 = 10,3 (m)
Vậy vị trí O ở độ cao 10,3 m so với mặt đất.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: