ác em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cần, Mã văn hoá trong tác phẩm văn học

314

Với giải Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 8: Văn bản nghị luận

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cần, Mã văn hoá trong tác phẩm văn học, những vấn đề lí thuyết và giảng dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018) theo trật tự hợp lí nhất và giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.

(1) Trước hết, chúng tôi không xem xét tiêu đề của tác phẩm cho dù bài thơ này từ lâu đã có tiêu đề “Mời trầu”; bởi lẽ chúng tôi không tường mình được tiêu đề đó là của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt ra hay của các học giả đời sau thêm vào. Sở đĩ nói điều này là vì, trong văn học cổ điển nói chung, trong văn học trung đại nói riêng, có rất nhiều bài thơ thuộc dạng vô đề và cũng không ít các bài thơ thuộc dạng vô đề ấy được các học giả đời sau chưa thêm tiêu đề với nhiều mục đích, có thể hoặc để tường minh một hoàn cảnh, có thể hoặc để tường minh chủ đề mà nhà nghiên cứu muốn hướng tới.

(2) Kết luận được đưa ra cũng rõ ràng, dứt khoái. “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Các từ “xanh”, “bạc” ở đây, ngoài tính chất chỉ màu sắc hiểu theo phương diện màu sắc hội hoạ thì cần phải hiểu theo nghĩa màu sắc tinh thần - đạo lí hay đạo đức mà các kí hiệu đó tạo ra. “Xanh” đồng nghĩa với sự thờ ơ, sự lãnh đạm, sự bàng quan hay về sự khác biệt, không hoà nhập, giữa bên trong, bên ngoài, giữa bản chất và hình thức mà ta thường gặp trong cách nói “xanh vỏ đỏ lòng”; còn “bạc” gắn với bạc bẽo, bạc nghĩa bạc tình, bạc duyên bạc phận,...

(3) Các cách hiểu đã nêu ở câu khai được mở ra trong câu thừa: “này của Xuân Hương mới quệt rồi” với một kết cấu ngữ pháp khác thường, thể hiện trước tiên ở sự nhấn mạnh một cách cô ý, một cách đay nghiến, một cách dứt khoát: “Này”. Ở đây không còn âm hưởng của “Trầu này trầu tính trầu tình / Trầu nhân trầu nghĩa, trầu mình trầu ta” nữa cho dù chủ thể của miếng trầu đã lộ diện bằng danh xưng cụ thể “Xuân Hương” và “của Xuân Hương”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đây chính là cách đánh bài ngửa, chẳng cần úp ngửa mà nói thẳng tuột ra: “Này”. Không ai mời trầu nặng nề như vậy cả, trừ người bị đặt vào hoàn cảnh, người bị khinh thường về mặt thân phận. Tính cách hay tính chất “của Xuân Hương” được bộc lộ ra, không che giấu, không úp mở...

(4) Về mặt thể loại, bài thơ này thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, một dạng thức phổ biến của loại hình thơ Đường luật, mà đương nhiên về mặt lí thuyết thì không thể chia tách thành đoạn mặc đu trong thực tế thì vẫn chia được, bởi lẽ tính chất khai, thừa, chuyển, hợp của kết cấu thơ Đường luật tự thân cũng là một cách chia tách rất tinh tế theo chức năng đã quy định (là chức năng khai, thừa, chuyển, hợp), nghĩa là mỗi câu thơ tự thân đã có chức năng riêng và đây cũng là một phẩm chất mà mỗi yếu tố ngôn ngữ hay mỗi đơn vị ngôn ngữ khi cấu thành hay trở thành một kí hiệu trong văn bản ngôn từ đều phải đẹp, đều phải được xác lập, để từ đó dẫn tới khả năng tạo nghĩa hay khả năng sản sinh nghĩa của văn bản.

(5) Câu luận là một câu có điều kiện, mở đầu bằng “có phải” và sẽ tạo ra kết cấu “có phải + nếu - thì” quy định tính chất của cuộc đối thoại, của cuộc đổi trao mà chủ thể trữ tình đang phải đối mặt, “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Tính điều kiện ở đây đương nhiên gắn liền với sự khập khiễng, sự mất cân đối hàm chứa trong hai câu đầu như đã phân tích. Điều cần nói ở đấy là chữ “duyên”, đích hướng tới của “miếng trầu”, gắn liền với một câu hỏi tu từ “có phải” mà ta có thể tách thành “có duyên” và “phải đuyên” mà hai tính chất này là rất quan trọng để tạo nên nghĩa nên tình, nên chồng nên vợ...

(6) Câu thơ “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi ” thực hiện chức năng khai mở hay khai truyện, đưa các nhân vật (ở đây có thể hiểu là bản thân tác giả và đối tượng đang đến hay chính xác hơn là được giới thiệu mai mối đến với nữ sĩ) vào trong cùng một trường đối thoại, vừa hiểu theo nghĩa văn hoá học “miếng trầu là đầu câu chuyện”, vừa là hình thức tự giới thiệu một cách hết sức khiêm nhường bởi chủ thể trữ tình rất ý thức được thân phận của mình lúc ấy, đồng thời cũng cho thấy cái không gian giao tiếp bắt buộc miễn cưỡng, nhà không chật nhưng lòng lại hẹp, gắn với kiểu thời gian hiện tại được bất tử hoá, được vĩnh viễn hoá bằng một sự kiện không đao to búa lớn nhưng là sự kiện để đời...

Trả lời:

Tính liên kết và mạch lạc được thể hiện vừa trong nội bộ các câu trong đoạn văn, vừa thể hiện giữa các đoạn văn trong văn bản. Để nhận diện liên kết giữa các đoạn văn cần dựa vào các phương tiện liên kết được sử dụng, tức dấu hiệu hình thức; còn để nhận diện tính mạch lạc của các đoạn văn trong văn bản cần dựa vào các luận điểm được diễn đạt, tức dấu hiệu về nội dung, ý nghĩa. Dựa vào các phương tiện liên kết và nội dung trong mỗi đoạn, trật tự hợp lí của các đoạn trong văn bản là:

(1) - (4) - (6) - (3) - (5) - (2).

Đánh giá

0

0 đánh giá