Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang

1.6 K

Với giải Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 8: Văn bản nghị luận

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?

Trả lời:

Trong văn bản Bản sắc là hành trang, tác giả đã đưa ra nhiều biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam, chẳng hạn: tiếng Việt - thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam; trống đồng; tượng chùa Tây Phương; kho tàng dân ca; kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều; hệ thống giá trị, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình;... Những biểu hiện này thể hiện những nét đặc trưng về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc ta. Qua đó, tác giả muốn khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hoá độc đáo. Có thể nêu thêm các biểu hiện khác như: tục ăn trầu - cưới hỏi; Tết đoàn viên; các lễ hội dân gian (hội Lim, hội Gióng, lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên,...); các làn điệu dân ca (quan họ Bắc Ninh, hát xoan, hát xâm,...); chùa Một Cột, Thánh địa Mỹ Sơn...

Đánh giá

0

0 đánh giá