Vì sao không thể thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt đồng nghĩa trong những trường hợp dưới đây

1.2 K

Với giải Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Vì sao không thể thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt đồng nghĩa trong những trường hợp dưới đây?

a) Trong trận đấu giữa đội tuyển Ý và đội tuyển Pháp, hàng trăm khán giả đánh nhau.

b) Người ta thường nói: “Họa sĩ đẹp vẽ xấu, hoạ sĩ xấu vẽ đẹp.”.

c) Mộng 8 tháng Ba là Ngày Quốc tế Phụ nữ.

d) Ngài Tổng thống và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm tới.

Trả lời:

a) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “khán giả” là “người xem”. Nếu ta thay thế “khán giả” bằng “người xem”, câu sẽ trở nên mơ hồ, có hai cách hiểu khác nhau, đó là “hàng trăm khán giả đánh nhau” sẽ rất khác với “hàng trăm người xem đánh nhau”.

b) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “hoạ sĩ” là “người vẽ”. Nếu ta thay thế“hoạ sĩ” bằng “người vẽ”, câu sẽ trở nên mơ hồ, có hai cách hiểu khác nhau, chẳng hạn “người vẽ đẹp vẽ xấu, người vẽ xấu vẽ đẹp”.

c) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “phụ nữ” là “đàn bà”. Nếu ta thay thế “phụ nữ” bằng “đàn bà”, câu sẽ trở nên thiếu trang trọng, nên không thể viết hoặc nói “Ngày quốc tế đàn bà”.

d) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “phu nhân” là “vợ”. Nếu ta thay thế “phu nhân” bằng “vợ”, câu sẽ trở nên thiếu trang trọng, không phù hợp với văn phong ngoại giao và hành chính nên không nên viết hoặc nói “Ngài Tổng thống và vợ sẽ chính thức đến thăm... ”.

Đánh giá

0

0 đánh giá