Theo em, các từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng gì? Hãy tìm những từ đồng nghĩa có thể thay thế

593

Với giải Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Theo em, các từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng gì? Hãy tìm những từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong đoạn văn.

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”.

(Đặng Thai Mai)

Trả lời:

- Tác dụng của từ ngữ in đậm trong đoạn: tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng thành công, hiệu quả các từ ngữ: đẹp, hay, hài hoà, tế nhị, uyển chuyền, diễn đạt, thoả mãn phù hợp với ngữ cảnh là đánh giá, nhận xét về tiếng Việt. Cách diễn đạt tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay, tiếng Việt hài hoà, tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển,... rất sáng tạo. Tác giả thật sự phải rất tinh tế và có những hiểu biết sâu sắc về vẻ đẹp của tiếng Việt thì mới viết được như vậy.

- Các từ đồng nghĩa có thể thay thế: đẹp (xinh), hay (thú vị), hài hoà (đồng điệu), tế nhị (mềm mại), uyển chuyển (nhẹ nhàng), diễn đạt (biểu thị), thoả mãn (đáp ứng). Tác giả đã sử dụng rất hiệu quả, sáng tạo các từ ngữ này trong ngữ cảnh, do vậy, các từ đồng nghĩa tìm được có thể có nghĩa tương đương nhưng không thể hay và độc đáo như các từ được tác giả lựa chọn.

Đánh giá

0

0 đánh giá