Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa lụt năm ngoái, sau những trận mưa dữ dội

822

Với giải Câu 6 trang 34 SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Tùy bút và tản văn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 9: Tùy bút và tản văn

Câu 6 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

           Mùa lụt năm ngoái, sau những trận mưa dữ dội, vùng quê tôi nước tràn trắng trời trắng đất. Nhà ngoại tôi nước ngập ngang cửa sổ, gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn (1964). Nhớ hồi đó, tôi còn nhỏ, nhà tôi đông người, thôn xóm cho ghe đến tận nhà chuyển người và gia súc lên vùng đồi cao. Lần này, chỉ có dì Bảy với người cháu gái, nửa đêm nước dâng vào nhà bất thần, may có vài người bà con ở gần đến giúp đỡ kê bàn ghế có chỗ nằm cao hơn mặt nước, chờ đất trời thu nước xuống.

          Mùa lũ dữ rồi cũng qua, vườn rau xanh trở lại. Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, mootjt trong baao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.

a. Trong đoạn trích, tính chân thực (không hư cấu) của tác phẩm kí được thể hiện ở chi tiết, câu, đoạn văn nào?

b. Dẫn ra một số chi tiết (từ ngữ) để thấy dấu ấn ngôn ngữ địa phương được thể hiện ở đoạn trích trên.

Trả lời:

a. Tản văn thuộc thể kí. Kí nói chung dựa vào sự thực (người thực, việc thực, …), không hư cấu, tưởng tượng. Đặc điểm chung này được thể hiện khá rõ trong đoạn trích. Cụ thể, tác giả đã dẫn ra các sự kiện như: Trận lụt năm ngoái to “gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn” và đặc biệt, phần cuối tác giả nêu rõ tên, tuổi, quê quán thực của dì Bảy: “… bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.”.

b. Có thể thấy, trong đoạn trích có nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ nói chung và nam miền Trung nói riêng. Chẳng hạn: cách gọi tên “dì Bảy”, “ngoại”; từ chỉ phương tiện như “ghe”; …

Đánh giá

0

0 đánh giá