Vở thực hành Toán 7 (Kết nối tri thức): Luyện tập chung trang 74, 75

2.8 K

Với giải vở thực hành Toán 7 Luyện tập chung trang 74, 75 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Toán lớp 7 Luyện tập chung trang 74, 75

Bài 1 (9.14) trang 74 VTH Toán 7 Tập 2: Hãy giải thích: Nếu M là một điểm tùy ý nằm trên cạnh BC hoặc CD của hình vuông ABCD thì độ dài đoạn thẳng AM luôn lớn hơn hoặc bằng độ dài cạnh của hình vuông đó (H.9.15).

Hãy giải thích: Nếu M là một điểm tùy ý nằm trên cạnh BC hoặc CD

 

Lời giải:

Khi M trùng với B (hoặc D) thì AM = a (AB = a) với a là độ dài cạnh hình vuông. Khi M khác B, M thuộc cạnh BC thì tam giác ABM vuông tại B nên AM là cạnh huyền, do đó a = AB < AM. Tương tự, khi M khác D, M thuộc cạnh CD, ta có a = AD < AM.

Bài 2 (9.15) trang 74 VTH Toán 7 Tập 2: Hỏi có tam giác nào với độ dài ba cạnh là 2,5 cm; 3,4 cm và 6 cm không? Vì sao?

Lời giải:

Vì 2,5 + 3,4 < 6 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 2,5 cm; 3,4 cm và 6 cm không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên không phải là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Bài 3 (9.16) trang 74 VTH Toán 7 Tập 2: Tính chu vi của tam giác cân biết hai cạnh của nó có độ dài là 2 cm và 5 cm.

Lời giải:

Tam giác cân đó phải có ba cạnh có độ dài 2 cm; 2 cm; 5 cm hoặc 2 cm; 5 cm; 5 cm.

Với bộ ba cạnh có độ dài 2 cm; 2 cm; 5 cm ta có 2 + 2 < 5, không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác nên đây không phải là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Với bộ ba cạnh có độ dài 2 cm; 5 cm; 5 cm ta có 2 + 5 > 5 nên đây là độ dài ba cạnh của một tam giác. Ta dựng được tam giác cân có cạnh 2 cm; 5 cm; 5 cm, chu vi của tam giác này là 2 + 5 + 5 = 12 (cm).

Bài 4 (9.17) trang 74 VTH Toán 7 Tập 2: Độ dài hai cạnh của một tam giác bằng 7 cm và 2 cm. Tính độ dài cạnh còn lại biết rằng số đo của nó theo xentimét là một số tự nhiên lẻ.

Lời giải:

Gọi độ dài cạnh còn lại của tam giác là a cm. Ta phải có:

7 - 2 < a < 7 + 2 hay 5 < x < 9.

Vì a là một số tự nhiên lẻ nên a = 7.

Vậy độ dài cạnh còn lại của tam giác là 7 cm.

Bài 5 (9.18) trang 75 VTH Toán 7 Tập 2: Biết hai cạnh của tam giác có độ dài a và b. Dựa vào bất đẳng thức tam giác, hãy giải thích tại sao chu vi của tam giác đó lớn hơn 2a và nhỏ hơn 2(a + b).

Lời giải:

Giả sử độ dài cạnh thứ ba của tam giác là c.

Chu vi của tam giác là a + b + c.

Theo bất đẳng thức tam giác, ta có b + c > a nên b + c + a > a + a, tức là:

b + c + a > 2a.

Mặt khác, do c < a + b nên c + a + b < a + b + a + b, tức là:

c + a + b < 2(a + b).

Bài 6 trang 75 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC, điểm M nằm giữa B và C. Chứng minh rằng:

12(AB – BC + CA) < AM

Lời giải:

Cho tam giác ABC, điểm M nằm giữa B và C. Chứng minh rằng:  1/2(AB – BC + CA) < AM

Trong tam giác ABM, ta có AM > AB – BM.         (1)

Trong tam giác ACM, ta có AM > AC – CM.         (2)

Từ (1) và (2), ta có:

2AM > AB – BM + AC – CM

hay 2AM > AB + AC – (BM + CM) = AB + AC – BC.

Suy ra AM > 12(AB – BC + CA).

Đánh giá

0

0 đánh giá