Giải Toán 12 Bài 3: Phương trình đường thẳng trong không gian

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 12 Bài 3: Phương trình đường thẳng trong không gian chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập phương trình đường thẳng trong không gian lớp 12.

Giải bài tập Toán lớp 12 Bài 3: Phương trình đường thẳng trong không gian

Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 82 SGK Hình học 12: Trong không gian Oxyz cho điểm M0(1;2;3) và hai điểm M1(1+t;2+t;3+t)M2(1+2t;2+2t;3+2t) di động với tham số t. Hãy chứng tỏ ba điểm M0,M1,M2 luôn thẳng hàng.

Phương pháp giải:

Ba điểm M0,M1,M2 thẳng hàng nếu hai trong ba véc tơ M0M1,M0M2,M1M2 cùng phương.

Do đó chỉ cần kiểm tra hai véc tơ bất kì cùng phương, sử dụng lý thuyết M0M1,M0M2 cùng phương nếu tồn tại một số thực k sao cho M0M1=kM0M2.

Lời giải:

M0M1=(t,t,t);M0M2=(2t,2t,2t)M0M2=2M0M1M0M2  M0M1cùng phương 

 Do đó ba điểm M0,M1,M2 luôn thẳng hàng.

Trả lời câu hỏi 2 trang 84 SGK Hình học 12: Cho đường thẳng Δ có phương trình tham số {x=1+2ty=33tz=5+4t. Hãy tìm tọa độ của một điểm M trên Δ và tọa độ một vecto chỉ phương của Δ.

Phương pháp giải:

Đường thẳng {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct đi qua điểm M(x0;y0;z0) và nhận u=(a;b;c) làm VTCP.

Lời giải:

1 điểm M thuộc Δ là: M(1;3;5) và 1 vecto chỉ phương của Δ là a=(2,3,4)

Trả lời câu hỏi 3 trang 84 SGK Hình học 12: Cho hai đường thẳng d và d' có phương trình tham số lần lượt là: {x=3+2ty=6+4tz=4+t và {x=2+ty=1tz=5+2t

a) Hãy chứng tỏ điểm M(1;2;3) là điểm chung của d và d;

b) Hãy chứng tỏ d và d có hai vecto chỉ phương không cùng phương. 

Phương pháp giải:

a) - Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng d, nếu tìm được t thì M thuộc d.

- Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng d, nếu tìm được t thì M thuộc d.

b) Tìm hai VTCP của mỗi đường thẳng và nhận xét.

Lời giải:

a) Thay tọa độ của M vào phương trình của d ta được:

{1=3+2t2=6+4t3=4+t{t=1t=1t=1t=1

Do đó Md.

Thay tọa độ của M vào phương trình của d ta được:

{1=2+t2=1t3=5+2t{t=1t=1t=1t=1

Do đó Md.

Vậy M là điểm chung của d và d.

b) Ta thấy ud=(2,4,1);ud=(1,1,2) là hai vecto không tỉ lệ nên hai veco đó không cùng phương.

Trả lời câu hỏi 4 trang 86 SGK Hình học 12: Chứng minh hai đường thẳng sau đây trùng nhau: 

d:{x=3ty=4+tz=52t và d:{x=23ty=5+3tz=36t

Phương pháp giải:

- Kiểm tra hai véc tơ chỉ phương cùng phương.

- Tìm một điểm thuộc cả hai đường thẳng.

Lời giải:

Ta thấy: ud=(1,1,2);ud=(3,3,6)ud=3ud

Có M(3;4;5)d. Thay tọa độ của M vào d ta được:

{3=23t4=5+3t5=36t{t=13t=13t=13t=13

Do đó M(3;4;5)d nên d trùng với d 

Trả lời câu hỏi 5 trang 89 SGK Hình học 12: Tìm số giao điểm của mặt phẳng (α):x+y+z3=0 với đường thẳng d trong các trường hợp sau:

a) d:{x=2+ty=3tz=1

b) d:{x=1+2ty=1tz=1t

c) d:{x=1+5ty=14tz=1+3t

Phương pháp giải:

Cho đường thẳng d:{x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t và mặt phẳng (α):Ax+By+Cz+D=0.

Xét phương trình A(x0+a1t)+B(y0+a2t)+C(z0+a3t)=0

+) Nếu phương trình có nghiệm duy nhất t thì d cắt (α).

+) Nếu phương trình vô nghiệm thì d song song (α).

+) Nếu phương trình vô số nghiệm thì d nằm trong (α).

Lời giải:

a) Xét phương trình: (2+t)+(3t)+13=0

3=0 (vô nghiệm) ⇒ mặt phẳng (α) và d không có điểm chung.

b) Xét phương trình: (1+2t)+(1t)+(1t)3=0

0=0 (vô số nghiệm) d(α).

c) Xét phương trình: (1+5t)+(14t)+(1+3t)3=0

4t=0t=0 ⇒ mặt phẳng (α) và d có 1 điểm chung.

Câu hỏi và bài tập (trang 89 - 91 SGK Hình học 12)
Bài 1 trang 89 SGK Hình học 12: Viết phương trình tham số của đường thẳng d trong các trường hợp sau:

a) d đi qua điểm M(5;4;1) có vec tơ chỉ phương a(2;3;1) ;

b) d đi qua điểm A(2;1;3) và vuông góc với mặt phẳng (α) có phương trình: x+yz+5=0 ;

c) d đi qua điểm B(2;0;3) và song song với đường thẳng  có phương trình: {x=1+2ty=3+3tz=4t  ;

d) d đi qua hai điểm  P(1;2;3) và Q(5;4;4).

Phương pháp giải:

a) Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua M(x0;y0;z0) và có VTCP u(a;b;c) là: {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct(tR)

b) Đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α) thì ud=n(α)

c) Đường thẳng d song song đường thẳng ∆ thì ud=uΔ

d) Đường thẳng d song song đường thẳng ∆ thì ud=uΔ

Lời giải:

a) Phương trình đường thẳng d có dạng: {x=5+2ty=43tz=1+t, với tR.

b) Đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α):x+yz+5=0 nên có vectơ chỉ phương u=n(α)=(1;1;1).

Vậy phương trình tham số của d có dạng: {x=2+ty=1+t,tR.z=3t

c) Ta có: u(2;3;4) là vectơ chỉ phương của . Vì d//  nên u cũng là vectơ chỉ phương của d. Phương trình tham số của d có dạng: {x=2+2ty=3t,tR.z=3+4t

d) Đường thẳng d đi qua hai điểm P(1;2;3) và Q(5;4;4) nên nhận PQ(4;2;1) là 1 VTCP.

Vậy phương trình tham số có dạng: {x=1+4ty=2+2t,tR.z=3+t

Chú ý:

Các em cũng có thể chọn Q làm điểm đi qua thì sẽ được phương trình 

{x=5+4ty=4+2tz=4+4,tR

Hai phương trình này nhìn qua có khác nhau nhưng đều là phương trình tham số của cùng một đường thẳng.

Bài 2 trang 89 SGK Hình học 12: Viết phương trình tham số của đường thẳng là hình chiếu vuông góc của đường thẳng d{x=2+ty=3+2tz=1+3t lần lượt trên các mặt phẳng sau:LG a

a) (Oxy) ;

b) (Oyz).

Phương pháp giải:

Cách 1:

Phương pháp viết phương trình hình chiếu (d) của đường thẳng (d) trên mặt phẳng (P):

Bước 1: Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa (d) và vuông góc với (P).

n(Q)=[u(d);n(P)].

MdM(Q) (với M là một điểm bất kì).

Bước 2: d=(P)(Q). Viết phương trình đường thẳng (d).

Cách 2:

Lấy 2 điểm A,B bất kì thuộc d, gọi A,B lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B trên (P). Khi đó (d) chính là đường thẳng AB.

Lời giải:

a) Gọi (P) là mặt phẳng vuông góc (Oxy) và chứa d.

Khi đó Δ=(P)(Oxy) là hình chiếu của d lên (Oxy).

Phương trình mặt phẳng (Oxy) có dạng: z=0; vectơ k(0 ; 0 ;1) là vectơ pháp tuyến của  (Oxy).

Ta có: {n(P)kn(P)ud n(P)=[u,k]=(2;1;0) là vectơ pháp tuyến của (P).

Phương trình mặt phẳng (P) có dạng: 2(x2)(y+3)+0.(z1)=0 2xy7=0.

Δ=(P)(Oxy) Δ:{z=02xy7=0.

Chọn M0(4;1;0)(P)(Oxy).

Δ=(P)(Oxy) {uΔn(P)uΔk uΔ=[k,n(P)]=(1;2;0).

Đường thẳng Δ đi qua M0(4;1;0) và nhận uΔ=(1;2;0) làm VTCP nên Δ:{x=4+ty=1+2tz=0,tR.

Cách khác:

+) t = 0 ⇒ điểm M(2; -3; 1) ∈ d

+) t = 1 ⇒ điểm N(3; -1; 4) ∈ d.

Hình chiếu của M trên (Oxy) là M’(2 ; -3 ; 0).

Hình chiếu của N trên (Oxy) là : N’(3 ; -1 ; 0).

⇒ Hình chiếu của d trên (Oxy) là đường thẳng d’ đi qua M’ và N’.

⇒ d’ đi qua M'(2;-3;0) và nhận MN=(1;2;0) là 1 vtcp.

d:{x=2+ty=3+2tz=0

b) Mặt phẳng (Oyz) có phương trình x=0.

Lấy M1(2;3;1)d và  M2(0;7;5)d.

+) Hình chiếu vuông góc của M1 trên (Oyz) là M1'(0;3;1).

+) Hình chiếu vuông góc của M2 trên (Oyz) là chính nó.

Đường thẳng  qua M1,M2 chính là hình chiếu vuông góc của d lên (Oyz).

Ta có: M1M2(0;4;6) // v(0;2;3).

Phương trình M1M2 có dạng: {x=0y=3+2t,tRz=1+3t.

Bài 3 trang 90 SGK Hình học 12: Xét vị trí tương đối của đường thẳng d và d' trong các trường hợp sau:

a) d: {x=3+2ty=2+3tz=6+4t và     d': {x=5+ty=14tz=20+t ;

b) d: {x=1+ty=2+tz=3t và     d':  {x=1+2ty=1+2tz=22t.

Phương pháp giải:

Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng d và d'. Gọi a;a lần lượt là VTCP của d và d', M1d,M2d.

Điều kiện để hai đường thẳng d và d' song song: {a=kaMd,Md.

Điều kiện để hai đường thẳng d và d' cắt nhau là [a;a]0 và [a;a].M1M2=0.

Điều kiện để hai đường thẳng d và d' chéo nhau: [a;a].M1M20.

Lời giải:

a) Đường thẳng d đi qua M1(3;2;6) và có vectơ chỉ phương u1(2;3;4).

Đường thẳng d đi qua M2(5;1;20) và có vectơ chỉ phương u2(1;4;1).

Ta nhận thấy u1u2 không cùng phương nên d và d' chỉ có thể cắt nhau hoặc chéo nhau.

Ta có [u1,u2]=(|3441|;|4121|;|2134|)=(19;2;11) ; M1M2=(8;1;14)

Mà [u1,u2].M1M2=(19.8+211.14)=0 nên d và d cắt nhau.

Cách khác:

Xét hệ phương trình:{3+2t=5+t(1)2+3t=14t(2)6+4t=20+t(3)

Từ (1) với (3), trừ vế với vế ta có 2t=6=>t=3, thay vào (1) có t=2.

Từ đó d và d có điểm chung duy nhất M(3;7;18). Do đó d và d' cắt nhau tại M.

b) Ta có : u1(1;1;1) là vectơ chỉ phương của d và u2(2;2;2) là vectơ chỉ phương của d' .

Ta thấy u1 và u2 cùng phương nên d và d' chỉ có thể song song hoặc trùng nhau.

Lấy điểm M(1;2;3)d, thay tọa độ điểm M vào phương trình d ta được: {1=1+2t2=1+2t3=22t{t=0t=32t=12(VN)

Vậy Md nên d và d song song.

Bài 4 trang 90 SGK Hình học 12: Tìm a để hai đường thẳng sau đây cắt nhau: d:{x=1+aty=tz=1+2t và d:{x=1ty=2+2tz=3t.

Phương pháp giải:

Trong không gian Oxyz cho hai đường thẳng d:{x=x0+ta1y=y0+ta2z=z0+ta3 và d:{x=x0+ta1y=y0+ta2z=z0+ta3.

Hai đường thẳng d và d' cắt nhau khi và chỉ khi hệ phương trình ẩn t, t' sau: 

{x0+ta1=x0+ta1y0+ta2=y0+ta2z0+ta3=z0+ta3

có đúng 1 nghiệm.

Lời giải:

Xét hệ {1+at=1t(1)t=2+2t(2)1+2t=3t(3)

Hai đường thẳng d và d' cắt nhau khi và chỉ khi hệ có nghiệm duy nhất.

Giải (2) và (3) ta có t=2t=0. Thay vào phương trình (1) ta có 1+2a=1=>a=0.

Vậy a=0 thì d và d' cắt nhau.

Bài 5 trang 90 SGK Hình học 12: Tìm số giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (α) :

a) d: {x=12+4ty=9+3tz=1+t và (α):3x+5yz2=0 ;

b) d:  {x=1+ty=2tz=1+2t và (α):x+3y+z+1=0 ;

c) d:  {x=1+ty=1+2tz=23t và (α):x+y+z4=0.

Phương pháp giải:

Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng d:{x=x0+aty=y0+btz=z0+ct(tR) và mặt phẳng (P):Ax+By+Cz+D=0.

Gọi M=d(P)Md M(x0+at;y0+bt;z0+ct).

Thay tọa độ điểm M vào phương trình mặt phẳng (P), tìm ẩn t, sau đó suy ra tọa độ điểm M.

Lời giải:

a) Gọi Md M(12+4t;9+3t;1+t).

Giả sử M(α) thì ta có: 

3(12+4t)+5(9+3t)(1+t)2=0

26t+78=0t=3.

Vậy d(α)=M(0;0;2).

b) Gọi Md M(1+t;2t;1+2t)

Giả sử M(α) thì ta có: 

(1+t)+3.(2t)+(1+2t)+1=0

0.t+9=0, phương trình vô nghiệm.

Chứng tỏ d và (α) không cắt nhau hay d//(α).

c) Gọi Md M(1+t;1+2t;23t)

Giả sử M(α) thì ta có: 

(1+t)+(1+2t)+(23t)4=0

0t+0=0

Phương trình này có vô số nghiệm, chứng tỏ d(α) .

Bài 6 trang 90 SGK Hình học 12: Tính khoảng cách giữa đường thẳng: Δ:{x=3+2ty=1+3tz=1+2t

với mặt phẳng(α):2x2y+z+3=0.

Phương pháp giải:

Chứng minh Δ//(α) {uΔn(α)MΔ,M(α).

Khi đó d(Δ;(α))=d(M;(α)).

Công thức tính khoảng cách từ điểm M(x0;y0;z0) đến mặt phẳng (P):Ax+By+Cz+D=0 là: d(M;(P))=|Ax0+By0+Cz0+D|A2+B2+C2

Lời giải:

Đường thẳng  qua điểm M(3;1;1) có vectơ chỉ phương  u(2;3;2).

Mặt phẳng (α) có vectơ pháp tuyến n(2;2;1).

Ta có M(α) và u.n=0 nên //(α).

Do vậy  d(,(α))=d(M,(α))

|6+21+3|4+4+1=23.

Cách khác:

Có thể chứng minh d//(α) bằng cách:

Xét phương trình:

2(3+2t)2(1+3t)+(1+2t)+3=00t2=0

Phương trình vô nghiệm

(Δ)//(α).

Bài 7 trang 91 SGK Hình học 12: Cho điểm A(1;0;0) và đường thẳng {x=2+ty=1+2tz=t.

a) Tìm tọa độ điểm H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên đường thẳng .

b) Tìm tọa độ điểm A đối xứng với A qua đường thẳng .

Phương pháp giải:

a) Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên đường thẳng Δ thì HΔ, tham số hóa tọa độ điểm H theo ẩn t.

AHΔAH.uΔ=0, giải phương trình tìm t, từ đó suy ra tọa độ điểm H.

b) A' đối xứng với A qua đường thẳng d suy ra H là trung điểm của AA', với H là hình chiếu vuông góc của A trên Δ. Từ đó tìm tọa độ điểm A'.

Lời giải:

a) Đường thẳng  có vectơ chỉ phương u(1;2;1)H nên H(2+t;1+2t;t).

Điểm H là hình chiếu vuông góc của A lên  khi và chỉ khi  AH  u.

Ta có AH(1+t;1+2t;t) nên:

AH ⊥ u  ⇔ u.AH = 0.

                   ⇔ 1+t+2(1+2t)+t=0

                   ⇔ 6t+3=0t=12.

                   ⇔ H(32;0;12).

b) Gọi A là điểm đối xứng của A qua  và H là hình chiếu vuông góc của A lên   thì H là trung điểm của AA.

{xA=2xHxA=2.321=2yA=2yHyA=2.00=0zA=2zHzA=2.(12)0=1A(2;0;1)

Bài 8 trang 91 SGK Hình học 12: Cho điểm M(1;4;2) và mặt phẳng (α):x+y+z1=0.

a) Tìm tọa độ điểm H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên mặt phẳng (α) .

b) Tìm tọa độ điểm M đối xứng với M qua mặt phẳng (α).

c) Tính khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (α).

Phương pháp giải:

a) Phương pháp tìm hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P).

Bước 1: Viết phương trình đường thẳng d đi qua M và vuông góc với (P).

Bước 2: Gọi H=d(P), tìm tọa độ điểm H. H chính là hình chiếu vuông góc của M trên mặt phẳng (P).

b) Điểm M' đối xứng với M qua mặt phẳng (P) nhận H làm trung điểm, với H là hình chiếu vuông góc của M trên mặt phẳng (P). Tìm tọa độ điểm M'.

c) Sử dụng công thức tính khoảng cách từ 1 điểm M(x0;y0;z0) đến mặt phẳng (P):Ax+By+Cz+D=0d(M;(P))=|Ax0+By0+Cz0+D|A2+B2+C2

Lời giải:

a) Xét đường thẳng d qua M và d(α).

Vectơ n(1;1;1) là vectơ pháp tuyến của (α) nên n là vectơ chỉ phương của d.

Phương trình tham số của đường thẳng d có dạng: {x=1+ty=4+tz=2+t.

Gọi H=d(P)HdH(1+t;4+t;2+t), vì Hα nên ta có:

1+t+4+t+2+t1=03t+6=0

t=2H(1;2;0)

b) Gọi M(x;y;z) là điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (α), thì hình chiếu vuông góc H của M xuống (α) chính là trung điểm của MM.

Ta có: 

{xM=2xHxM=2.(1)1=3yM=2yHyM=2.24=0zM=2zHzM=2.02=2 M(3;0;2)

c) Tính khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (α) 

Cách 1: d(M,(α))=|1+4+21|1+1+1=63=23

Cách 2: Khoảng cách từ M đến (α) chính là khoảng cách MH: d(M,(α))=MH = 22+22+22=23.

Bài 9 trang 91 SGK Hình học 12: Cho hai đường thẳng: d{x=1ty=2+2tz=3t và d{x=1+ty=32tz=1.

Chứng minh d và d chéo nhau.

Phương pháp giải:

Xác định các VTCP của d và d,chứng minh 2 vector đó không cùng phương.

Sử dụng điều kiện để hai đường thẳng chéo nhau: [u;u].M1M20 với u;u lần lượt là VTCP của d,d và M1d;M2d.

Lời giải:

Đường thẳng d qua điểm M(1;2;0) và có vec tơ chỉ phương u(1;2;3).

Đường thẳng d qua điểm M(1;3;1) và có vectơ chỉ phương u(1;2;0).

Dễ thấy u;u không cùng phương, do đó d và d' hoặc cắt nhau, hoặc chéo nhau.

Xét [u,u] =(|2320|;|3101|;|1212|) =(6;3;0)

MM=(0;1;1).

Ta có : [u,u].MM =6.0+3.1+0.1=30

Vậy d và d chéo nhau.

Cách khác:

Có hai VTCP của hai đường thẳng không cùng phương (cmt)

Xét hệ:

{1t=1+t2+2t=32t3t=1{t+t=02t+2t=1t=13 {t+t=0t+t=12t=13(VN)

Vậy hai đường thẳng chéo nhau.

Bài 10 trang 91 SGK Hình học 12: Giải bài toán sau đây bằng phương pháp tọa độ:

Cho hình lập phương ABCD.ABCD có cạnh bằng 1. Tính khoảng cách từ đỉnh A đến các mặt phẳng (ABD) và (BDC).

Phương pháp giải:

+) Gắn hệ trục tọa độ sao cho A(0;0;0),B(1;0;0);D(0;1;0),A(0;0;1).

+) Tìm tọa độ các đỉnh còn lại của hình lập phương.

+) Viết phương trình các mặt phẳng (ABD) và (BDC).

+) Sử dụng công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến một mặt phẳng tính khoảng cách từ đỉnh A đến các mặt phẳng (ABD) và (BDC).

Lời giải:

Chọn hệ trục tọa độ Oxyz sao cho A(0;0;0),B(1;0;0),D(0;1;0),A(0;0;1)

Khi đó B(1;0;1),D(0;1;1),C(1;1;0).

Phương trình mặt phẳng (ABD) có dạng: x1+y1+z1=1 x+y+z1=0.

CB(0;1;1) ; CD(1;0;1)

Mặt phẳng (BDC) qua điểm C và nhận n=[CB,CD]=(1;1;1) hay n=(1;1;1) làm vectơ pháp tuyến 

Phương trình mặt phẳng (BDC) có dạng: x1+y1+z=0 x+y+z2=0

Vậy:

d(A;(ABD))=|1|1+1+1=13d(A;(BDC))=|2|1+1+1=23

Lý thuyết Bài 3: Phương trình đường thẳng trong không gian

1. Phương trình tham số

Đường thẳng  qua điểm M0(x0;y0;z0) có vectơ chỉ phương  a(a1 ; a2 ; a3) có phương trình tham số dạng:

{x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t, t ∈ R là tham số.

Nếu a1,a2,a3 đều khác không, ta viết phương trình trên ở dạng chính tắc:

xx0a1=yy0a2=zz0a3.

2. Vị trí tương đối

Cho đường thẳng Δ1 qua điểm M1 và có vec tơ chỉ phương u1, đường thẳng Δ2 qua điểm M2  và có vec tơ chỉ phương u2.

Δ1  và Δ2 chéo nhau Δ1 và Δ2  không nằm trong cùng một mặt phẳng ⇔ [u1,u2]M1M20.

Δ1  và Δ2  song song ⇔ {u1=ku2M1Δ1M2Δ1.

Δ1 trùng với Δ2    ⇔ u1u2M1M2 là ba vectơ cùng phương.

Δ1 cắt Δ2  ⇔ u1,u2 không cùng phương và [u1,u2]M1M2=0.

Sơ đồ tư duy về phương trình đường thẳng trong không gian

Các dạng toán về phương trình đường thẳng
1. Kiến thức cần nhớ

- Phương trình tham số của đường thẳng: {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct(tR)

ở đó M(x0;y0;z0) là điểm thuộc dường thẳng và u=(a;b;c)  là VTCP của đường thẳng.

- Phương trình chính tắc của đường thẳng: xx0a=yy0b=zz0c(a,b,c0)

ở đó M(x0;y0;z0) là điểm thuộc dường thẳng và u=(a;b;c)  là VTCP của đường thẳng.

Lưu ý: - Đường thẳng Ox:{x=ty=0z=0(tR); Oy:{x=0y=tz=0(tR); Oz:{x=0y=0z=t(tR)

- Đường thẳng AB có uAB=AB

- Đường thẳng d1//d2u1=u2

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết các yếu tố trong phương trình đường thẳng.

Phương pháp:

Sử dụng các lý thuyết về phương trình đường thẳng để tìm điểm đi qua, VTCP,…

Dạng 2: Chuyển đổi các dạng phương trình chính tắc và tham số.

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm điểm đi qua và VTCP của đường thẳng trong phương trình đã cho.

- Bước 2: Viết phương trình dạng chính tắc, tham số dựa vào hai yếu tố vừa xác định được ở trên.

Đường thẳng d đi qua điểm M(x0;y0;z0) và có VTCP u=(a;b;c) thì có:

+ Phương trình chính tắc: xx0a=yy0b=zz0c(a,b,c0)

+ Phương trình tham số: {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct(tR)

Dạng 3: Viết phương trình đường thẳng.

Phương pháp chung:

- Bước 1: Tìm điểm đi qua A.

- Bước 2: Tìm VTCP u của đường thẳng.

- Bước 3: Viết phương trình tham số hoặc chính tắc của đường thẳng biết hai yếu tố trên.

+) Đi qua hai điểm.

Đường thẳng AB đi qua A và nhận AB làm VTCP.

+) Đi qua một điểm và song song với một đường thẳng.

Đường thẳng d qua A và song song với d thì d có VTCP ud=ud

+) Đi qua một điểm và vuông góc với hai đường thẳng.

Đường thẳng d đi qua điểm A và vuông góc với hai đường thẳng d1,d2 thì d có VTCP u=[u1,u2]

3. Khoảng cách và góc 

a) Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d

d(A,d)=SANNMAN=|[AM,u]||u|

b) Khoảng cách giữa hai đường thẳng

d(Δ,Δ)=|[u,u].MM||[u,u]|

c) Góc giữa hai đường thẳng có các VTCP lần lượt là: u,u

cosφ=|cos(u,u)|=|u.u||u|.|u|

Đánh giá

0

0 đánh giá