20 câu Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024 - Toán lớp 7

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. 

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Câu 1. Quan sát hình bên dưới, cho biết OA = 8cm. Độ dài đoạn thẳng OC bằng:

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 4)

A. 8;

B. 16;

C. 4;

D. 2.

Đáp án đúng là: A

Xét ∆ABC có:

OF là đường trung trực của AB (hình vẽ);

OD là đường trung trực của BC (hình vẽ);

OF và OD cắt nhau tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OC = 8 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng OC = 8 cm.

Câu 2. Cho tam giác ∆ABC vuông cân tại A có H và K lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và AC. Từ H và K kẻ đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại O. Tính số đo OAC^ .

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 90°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 5)

Xét ∆ABC ta có:

OH là đường trung trực của AB (gt);

OK là đường trung trực của AC (gt);

OH và OK cắt nhau tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OB = OC

Xét ∆OBA và ∆OCA ta có:

OA là cạnh chung;

OB = OC (cmt);

AB = AC (∆ABC cân tại A).

Suy ra ∆OBA = ∆OCA (c.c.c)

Do đó OAC^ = OAB^ (hai góc tương ứng )

Ta có: OAC^ = OAB^ (cmt);

OAC^ + OAB^ = BAC^ = 90°.

Suy ra OAC^ = 90° : 2 = 45°

Vậy số đo OAC^ bằng 45°.

Câu 3.Cho tam giác ∆ABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng:

A. ∆AOB = ∆COE;

B. ∆ABO = ∆CEO;

C. ∆ABE = ∆CDE;

D. ∆ABO = ∆COE.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 7)

Xét ∆AOB và ∆COE có

OA = OC (vì O thuộc đường trung trực của AC);

OB = OE (vì O thuộc đường trung trực của BE);

AB = CE (gt).

Suy ra ∆AOB = ∆COE (c.c.c).

Vậy đáp án đúng là câu A.

Câu 4. Cho tam giác ∆ABC có A^ là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O và đường trung trực của AB cắt BC tại E. Khi đó, ∆EAB là:

A.Tam giác thường;

B. Tam giác vuông;

C. Tam giác đều;

D. Tam giác cân.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 8)

Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.

Ta có: E nằm trên đường trung trực của AB.

Suy ra E cách đều 2 đầu mút của đoạn thẳng AB.

Do đó EA = EB.

Vậy ∆EAB là tam giác cân tại E.

Câu 5. Cho tam giác ∆ABC có A^ là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O. Đường tròn tâm O bán kính OA đi qua điểm:

A. B và C;

B. M và N;

C. B;

D. C.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 9)

Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.

Xét ∆ABC có:

OM là đường trung trực của AB;

ON là đường trung trực của AC;

OM và ON cắt nhau tại O.

Suy ra O cách đều ba đỉnh ∆ABC.

Do đó OA = OB = OC

Vậy đường tròn tâm O bán kính OA đi qua các điểm B và C.

Câu 6.Điền vào chỗ trống sau: “Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là … của tam giác đó”.

A. Đường trung tuyến;

B. Đường trung trực;

C. Trọng tâm;

D. Trung điểm.

Đáp án đúng là: B

Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó”.

Câu 7. Điền vào chỗ trống sau: “Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này … ba đỉnh của tam giác đó.”

A. Giao;

B. Nằm trên;

C. Cách đều;

D. Thuộc.

Đáp án đúng là: C

Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Câu 8. Cho tam giác ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M, N vẽ hai đường trung trực cắt nhau tại O. Cho OA= 5 cm. Độ dài đoạn thẳng OB bằng:

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 1)

A. 4 cm;

B. 5 cm;

C. 10 cm;

D. 20 cm.

Đáp án đúng là: B

Xét ∆ABC có:

OM là đường trung trực của AB (gt);

ON là đường trung trực của BC (gt);

OM và ON cắt nhau tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OB = 5 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng OB bằng 5 cm.

Câu 9. Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ∆ABC. Khi đó điểm O là:

A. Trọng tâm của ∆ABC;

B. Điểm cách đều ba cạnh của ∆ABC;

C. Điểm cách đều ba đỉnh của ∆ABC;

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: C

Theo định lí: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Do đó O là điểm cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Câu 10. Cho tam giác ABC cân tại A có góc BAC^ = 60° có AH là đường cao và K là trung điểm của AC. Từ K kẻ đường trung trực của AC cắt AH tại O . Số đo góc OCA là:

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 90°.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 2)

Xét ∆ABH và ∆ACH cùng vuông tại H có:

AH là cạnh chung;

AB = AC (∆ABC cân tại A).

Do đó ∆ABH = ∆ACH (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

Suy ra HB = HC

Ta có: AH ⊥ BC tại H;

H là trung điểm của BC (HB = HC).

Suy ra AH là đường trung trực của cạnh BC.

Ta có:AH là đường trung trực của cạnh BC (cmt);

OK là đường trung trực của cạnh AC (gt);

AH cắt OK tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OC.

Nên ∆OAC cân tại O.

Ta có: HAB^ = HAC^ (∆ABH = ∆ACH, hai góc tương ứng);

HAB^+HAC^=BAC^ = 60°.

Suy ra HAC^+HAC^= 60°.

Do đó = 60° : 2 = 30°.

Ta có: HAC^ = OCA^ (∆OAC cân tại O).

HAC^ = 30° (cmt).

Do đó OCA^ = 30°.

Vậy số đo góc OCA^ bằng 30°.

Câu 11. Cho tam giác ∆ABC cân tại A, có M là trung điểm của BC. Đường trung trực của AB cắt AM tại O. Khi đó điểm O:

A. Là trọng tâm của ∆ABC;

B. Cách đều ba cạnh của ∆ABC;

C. Là trực tâm của ∆ABC

D.Cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 10)

Gọi N là trung điểm của AB.

Do đó N thuộc đường trung trực của AB.

Xét ∆ABM và ∆ACM ta có:

AM là cạnh chung;

AB = AC (∆ABC cân tại A);

MB = MC (M là trung điểm của BC).

Do đó ∆ABM = ∆ACM (c.c.c).

Suy ra AMB^ = AMC^ (hai góc tương ứng)

Mà AMB^ + AMC^ = 180° nên AMB^ = AMC^ = 90°

Vì thế AM vuông góc với BC tại M.

Ta có:AM vuông góc với BC tại M;

M là trung điểm của BC.

Suy ra AM là đường trung trực của BC.

Xét ∆ABC có:AM là đường trung trực của BC (cmt);

ON là đường trung trực của AB.

AM cắt ON tại O (gt).

Vậy O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Câu 12. Cho ∆ABC, P là trung điểm của AC. Các đường trung trực của AB và BC cắt nhau tại O. Số đo OPC^ bằng :

A. 30°;

B. 60°;

C. 90°;

D. 45°.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 12)

Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC.

Xét ∆ABC ta có:

ON là đường trung trực của AB;

OM là đường trung trực của BC;

ON và OM cắt nhau tại O.

Do đó O cách đểu ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OB = OC.

Xét ∆OPA và ∆OPC có:

OP là cạnh chung;

OA = OC (cmt);

PA = PC (P là trung điểm của AC).

Do đó ∆OPA = ∆OPC (c.c.c).

Suy ra OPC^ = OPA^ (hai góc tương ứng)

Mà OPC^OPA^ = 180° nên OPA^ = OPC^ = 90°.

Vậy số đo góc OPC^ bằng 90°.

Câu 13. Cho tam giác ∆ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M và N vẽ 2 đường trung trực cắt nhau tại O. Biết đường tròn tâm O bán kính OA có đường kính bằng 8 cm. Độ dài đoạn thẳng OB bằng:

A. 2 cm;

B. 4 cm;

C. 8 cm;

D. 5 cm.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 15)

Xét ∆ABC có:

OM là đường trung trực của AB (gt);

ON là đường trung trực của BC (gt);

OM và ON cắt nhau tại O.

Do đó O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Suy ra OA = OB = OC.

Ta có: Đường tròn tâm O bán kính OA có đường kính bằng 8 cm.

Suy ra: OA = 4 (cm).

Mà OA = OB (cmt).

Nên OB = 4 (cm).

Vậy độ dài đoạn thẳng OB bằng 4 cm.

Câu 14. Một điểm được gọi là cách đều ba đỉnh của một tam giác khi là:

A. Giao điểm của ba đường cao của tam giác;

B. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác;

C. Trọng tâm của tam giác;

D. Trực tâm của tam giác.

Đáp án đúng là: B

Theo định lí: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Câu 15. Giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác thuộc:

A. Đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh của tam giác;

B. Đường tròn tâm O nằm trong tam giác;

C. Đường tròn tâm O đi qua ba cạnh của tam giác;

D. Đường tròn tâm O đi qua một đỉnh của tam giác.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 14)

Gọi ∆ABC có O là giao điểm của ba đường trung trực.

Suy ra O cách đều ba đỉnh của ∆ABC.

Nên OA = OB = OC.

Vậy đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh của tam giác.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Đánh giá

0

0 đánh giá