Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ

612

Với giải Bài 26.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 26.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ

A. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

B. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

C. mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

- Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

- Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxygen, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.

Lý thuyết Dinh dưỡng ở động vật

1. Nhu cầu dinh dưỡng

- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loài, lứa tuổi, giai đoạn phát triển của cơ thể và cường độ hoạt động của cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Các nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn

- Phương thức thu nhận chất dinh dưỡng của động vật: Động vật dinh dưỡng kiểu dị dưỡng. Để có được các chất dinh dưỡng cần thiết, động vật ăn các sinh vật khác. Động vật có thể ăn thực vật (động vật ăn cỏ), ăn động vật (động vật ăn thịt) hoặc ăn cả thực vật và động vật (động vật ăn tạp).

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

2. Con đường thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người

- Khi ta ăn, thức ăn đi vào ống tiêu hoá. Ống tiêu hoá gồm các cơ quan tạo thành một ống dẫn từ miệng đến hậu môn. Ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

- Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hoá và được biến đổi thành chất dinh dưỡng và chất thải. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, chất thải được đẩy ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật

- Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,...) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể còn động vật đa bào thì có hệ vận chuyển các chất.

- Ở động vật đa bào có cấu trúc cơ thể phức tạp thì hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.

- Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Sơ đồ vận chuyển các chất qua hệ tuần hoàn ở người

+ Vòng tuần hoàn lớn: vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 26.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mô tả các bước trong quá trình dinh dưỡng ở động vật...

Bài 26.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì...

Bài 26.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Động mạch là những mạch máu...

Bài 26.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là...

Bài 26.5 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7Vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào?...

Bài 26.6 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7Quá trình tiêu hóa thức ăn hoàn thành ở...

Bài 26.7 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khẳng định nào sau đây mô tả đúng ý nghĩa của quá trình tiêu hóa thức ăn?...

Bài 26.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chức năng của ruột già là...

Bài 26.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cách tốt nhất để giảm cân là...

Bài 26.11 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7Mô tả nào sau đây phù hợp nhất về khái niệm calo?...

Bài 26.12 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ...

Bài 26.13 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7Một ngày em cần uống bao nhiêu cốc nước? Vì sao? Em hãy nêu vai trò của nước...

Bài 26.14 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Liệt kê các con đường thải nước của cơ thể người. Đánh dấu X vào ô trống các dấu hiệu...

Bài 26.15 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành sơ đồ đường đi của máu ở hai vòng tuần hoàn:...

Bài 26.16 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn (thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ và thải bã) diễn ra...

Bài 26.17 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?...

Bài 26.18 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chú thích các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng...

Bài 26.19 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Trẻ em thường thích ăn “bim bim”. Theo em, loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng...

Bài 26.20 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Điền tên thành phần dinh dưỡng và các loại thực phẩm tương ứng với các bậc trong tháp...

Bài 26.21 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Phát biểu nào sau đây về sự vận chuyển các chất ở các sinh vật khác nhau là đúng?...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 28: Tập tính ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá