Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 26.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mô tả các bước trong quá trình dinh dưỡng ở động vật.
Lời giải:
Các bước trong quá trình dinh dưỡng ở động vật là:
- Thu nhận: tiếp thu, nghiền nhỏ thức ăn.
- Tiêu hóa: biến đổi thức ăn phức tạp thành dạng đơn giản nhờ tác dụng của enzyme.
- Hấp thụ: hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa và mang chúng đến tất cả các bộ phận của cơ thể thông qua máu hoặc bạch huyết.
- Tổng hợp: sử dụng các chất dinh dưỡng hấp thụ từ thức ăn để tăng trưởng, sửa chữa và duy trì cơ thể.
- Thải bã: tống thức ăn không tiêu cùng với chất thải ra ngoài.
Bài 26.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. mao mạch thường ở gần tim.
C. số lượng mao mạch ít hơn.
D. áp lực co bóp của tim tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch → Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
Bài 26.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Động mạch là những mạch máu
A. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
C. chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
D. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
- Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, có vai trò vận chuyển máu từ các mao mạch có lượng oxygen thấp trở về tim.
- Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxygen, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.
Bài 26.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là
A. giảm nhịp tim.
B. bài tiết chất thải.
C. điều hòa thân nhiệt.
D. giảm cân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Chức năng chính của tuyến mồ hôi là giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức khoảng 37°C. Để duy trì thân nhiệt, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi trong môi trường nóng hoặc khi hoạt động thể chất. Khi nước trong mồ hôi bay hơi, bề mặt da sẽ nguội đi. Quá trình tiết mồ hôi được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương.
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ tuần hoàn.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ thần kinh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ở động vật đa bào có cấu trúc cơ thể phức tạp, vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể là chức năng của hệ tuần hoàn. Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
Bài 26.6 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quá trình tiêu hóa thức ăn hoàn thành ở
A. gan.
B. dạ dày.
C. ruột non.
D. ruột già.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ruột non là một trong những cơ quan trong hệ thống tiêu hóa cực kì quan trọng. Ruột non nằm giữa dạ dày và ruột già. Tại đây có chứa rất nhiều loại dịch tiêu hóa khác nhau như: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột có chức năng phân giải thức ăn thành những chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.
A. Để tận dụng các phân tử thức ăn hòa tan đơn giản.
B. Để phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hòa tan đơn giản.
C. Để tạo ra các phân tử thực phẩm phức tạp từ các phân tử hòa tan đơn giản.
D. Để loại bỏ các phân tử thức ăn phức tạp khỏi cơ thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Quá trình tiêu hóa thức ăn là quá trình phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hòa tan đơn giản để cơ thể có thể hấp thu được.
Bài 26.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chức năng của ruột già là
A. hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa.
B. tiếp tục tiêu hóa protein, carbohydrate và chất béo.
C. giải phóng các enzyme tiêu hóa.
D. hấp thụ lại nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ruột già là phần thấp của hệ tiêu hóa. Ruột già thường dài khoảng 1,5 m và bao gồm manh tràng, ruột thừa, đại tràng và trực tràng nằm trong ổ bụng. Ruột già có chức năng là tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân).
Bài 26.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ
A. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
B. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
C. mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
D. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
- Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
- Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxygen, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.
Bài 26.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cách tốt nhất để giảm cân là
A. ăn kiêng chất đạm và chất béo.
B. tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt.
C. ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
D. chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Giảm cân là nhu cầu của nhiều người nhưng cần phải có một cách giảm cân hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Cách giảm cân tại nhà hiệu quả là tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Việc sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ăn kiêng chất đạm và chất béo, tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt, chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn không phải là những biện pháp giảm cân hiệu quả vì sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người thực hiện.
Bài 26.11 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mô tả nào sau đây phù hợp nhất về khái niệm calo?
A. Calo là thước đo của khối lượng thức ăn.
B. Calo là thước đo của năng lượng dự trữ trong thức ăn.
C. Calo là thước đo của hàm lượng các chất trong thực phẩm.
D. Calo là thước đo của vitamin dự trữ trong thực phẩm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Calo hay còn gọi là calories là 1 đơn vị để tính năng lượng dự trữ từ những loại thực phẩm được nạp vào cơ thể hằng ngày. Nếu nạp quá nhiều calo vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng, tích mỡ và béo phì. Ngược lại nếu thiếu calo, cơ thể sẽ mệt mỏi, không sức sống, ốm yếu, dễ bị gầy còm, thiếu cân. Chính vì vậy việc cân bằng calo cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết.
Bài 26.12 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ
A. dòng máu chảy liên tục.
B. sự va đẩy của các tế bào máu.
C. sự co bóp của mao mạch.
D. sự co bóp của tim.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch.
Lời giải:
- Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng vào năm 2012, nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng > 21 kg là 1500 mL + 20 mL/kg cho mỗi 20 kg tăng trưởng. Như vậy, một ngày em cần uống khoảng 2 lít nước để đảm bảo nhu cầu nước trong ngày.
- Vai trò của nước với cơ thể người:
+ Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể.
+ Nước là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.
+ Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô.
+ Nước tham ra duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
1. Miệng khô |
|
2. Tóc đen |
|
3. Nước tiểu màu vàng đậm |
|
4. Tiểu ít |
|
5. Da khô |
|
6. Chóng mặt |
|
7. Yếu cơ |
|
8. Thèm ăn |
|
9. Tim đập nhanh |
|
Lời giải:
- Con đường thải nước ở cơ thể người: hơi thở, mồ hôi, bốc hơi qua da, nước trong phân, nước tiểu.
- Dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước:
1. Miệng khô |
X |
2. Tóc đen |
|
3. Nước tiểu màu vàng đậm |
X |
4. Tiểu ít |
X |
5. Da khô |
X |
6. Chóng mặt |
X |
7. Yếu cơ |
X |
8. Thèm ăn |
|
9. Tim đập nhanh |
X |
Bài 26.15 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành sơ đồ đường đi của máu ở hai vòng tuần hoàn:
a) Vòng tuần hoàn nhỏ
b) Vòng tuần hoàn lớn
Lời giải:
a) Vòng tuần hoàn nhỏ: vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
b) Vòng tuần hoàn lớn: vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
Lời giải:
Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu trong khoang miệng. Thức ăn được nghiền nhỏ, thấm nước bọt (tiêu hóa một phần carbohydrate) và nuốt, qua hầu và thực quản dẫn đến dạ dày. Tại dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn cả cơ học và hóa học đều diễn ra. Từ dạ dày, thức ăn đã tiêu hóa đi vào ruột non, nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ ruột non, chất thải di chuyển vào ruột già (tái hấp thụ nước), chuyển thành chất thải rắn trước khi bài xuất ra ngoài.
Lời giải:
Khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh, một lượng lớn nước thoát ra ngoài qua mồ hôi. Để đảm bảo cân bằng nước cho cơ thể, chúng ta cần uống nhiều nước hơn so với bình thường.
Lời giải:
Các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng các bộ phận đó:
1. Miệng: thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.
2. Thực quản: vận chuyển thức ăn.
3. Dạ dày: chứa và tiêu hóa một phần thức ăn.
4. Ruột non: tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
5. Ruột già: tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân).
6. Trực tràng: chứa phân.
7. Hậu môn: đẩy phân ra khỏi cơ thể.
Lời giải:
- “Bim bim” là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và lipid.
- Nếu ăn nhiều “bim bim” sẽ không tốt đối với sức khỏe vì nếu ăn nhiều có thể gây béo phì (dư thừa carbohydrate và lipid) và thiếu dinh dưỡng (thiếu các nhóm chất cần thiết khác cho cơ thể như protein, vitamin và khoáng,…).
Lời giải:
Tên thành phần dinh dưỡng và các loại thực phẩm tương ứng với các bậc trong tháp dinh dưỡng:
1. Carbohydrate: bánh mì, cơm, khoai, ngô,…
2. Vitamin, chất khoáng, chất xơ: hoa quả, rau xanh.
3. Protein: thịt, trứng, sữa, cá, tôm.
4. Lipid: dầu, mỡ.
(1) Ở sinh vật đơn bào, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
(2) Ở thực vật, nước và chất khoáng được vận chuyển qua các mạch gỗ. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bởi các mạch rây từ lá đến các bộ phận khác nhau của cây.
(3) Ở người, việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí và các chất hóa học cần thiết được thực hiện bởi máu, được tim bơm và lưu thông trong các mạch máu.
A. Chỉ (1) đúng.
B. Chỉ (1) và (2) đúng.
C. Chỉ (2) và (3) đúng.
D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. Ở sinh vật đơn bào, do cấu tạo cơ thể đơn giản chỉ gồm một tế bào, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
(2) Đúng. Ở thực vật, nước và chất khoáng được vận chuyển qua các mạch gỗ. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bởi các mạch rây từ lá đến các bộ phận khác nhau của cây.
(3) Đúng. Ở người, việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí và các chất hóa học cần thiết được thực hiện bởi máu, được tim bơm và lưu thông trong các mạch máu (hệ tuần hoàn).
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
I. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người
- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường:
+ Nhu cầu nước ở mỗi loài động vật là khác nhau do mỗi loài có một cấu tạo sinh lí và hoạt động sống khác nhau.
+ Cùng một loài động vật nhưng nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ càng cao thì nhu cầu nước của động vật sẽ tăng.
- Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người. Trung bình, mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước. Trẻ em nặng 11 – 20 kg cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống.
2. Con đường trao đổi nước ở động vật và người
- Trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn là lấy vào, sử dụng, thải ra:
+ Giai đoạn lấy vào: Lượng nước được đưa vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống.
+ Giai đoạn sử dụng: Một lượng nước được cơ thể sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống.
+ Giai đoạn thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài thông qua hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân.
Con đường trao đổi nước ở người
- Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.
II. DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
- Vì động vật là sinh vật dị dưỡng nên để có các chất dinh dưỡng, động vật sẽ ăn các sinh vật khác (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp).
Động vật thu nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn
2. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã
Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa:
Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người
- Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.
- Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần.
- Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Sau khi được hấp thụ chất dinh dưỡng, phần còn lại của thức ăn sẽ được tái hấp thu nước nên chuyển thành chất thải rắn.
- Cuối cùng, thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài.
3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật
- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.
- Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn):
Sơ đồ vận chuyển các chất qua hệ tuần hoàn ở người
+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể) vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch với các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải.
III. VẬN DỤNG TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀO THỰC TIỄN
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng
- Vai trò: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng đề gây hại cho cơ thể.
- Nguyên tắc: Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (carbonhydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Các yếu tố ảnh hưởng: Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính, độ tuổi của mỗi người.
+ Giới tính: nam thường có nhu cầu cao hơn nữ vì nam hoạt động nhiều hơn.
+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động thì chất dinh dưỡng còn được sử dụng để cấu trúc vật chất cho cơ thể.
+ Dạng hoạt động: người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn.
+ Trạng thái cơ thể: người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
2. Phòng tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể gây ra một số bệnh:
+ Bệnh do thiếu dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, bướu cổ, khô mắt,…
+ Bệnh do thừa chất dinh dưỡng: béo phì, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…
Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến bệnh suy dinhh dưỡng |
Ăn quá nhiều dẫn đến bệnh béo phì |
- Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí:
+ Phối hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vận động cơ thể phù hợp.
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; thực hiện ăn chín uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch.
Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí