Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Tập tính ở động vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Tập tính ở động vật
Bài 28.1 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tập tính là gì? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thước của môi trường nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.
- Ví dụ về tập tính:
+ Tập tính chim bố mẹ làm tổ và chăm sóc con non
+ Hổ, báo,… có tập tính bảo vệ lãnh thổ
+ Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp.
+ Nhện có tập tính giăng tơ để săn mồi.
+ Người có tập tính tập thể dục buổi sáng.
Lời giải:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học dược: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; sư tử con học tập để săn mồi; chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo;…
- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
- Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. |
- Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể. |
- Số lượng hạn chế. |
- Số lượng nhiều, không hạn chế. |
- Thường bền vững và không thay đổi. |
- Không bền vững, có thể thay đổi. |
Lời giải:
Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ:
- Đối với cá thể động vật: tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản của bản thân động vật.
- Đối với loài: tập tính bảo vệ lãnh thổ đảm bảo các cá thể có thể phân bố hợp lí trong không gian, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của quần thể.
Tập tính |
Ý nghĩa đối với động vật |
Ví dụ |
Làm tổ, ấp trứng |
|
|
Săn mồi |
|
|
Sống thành đàn và xã hội |
|
|
Bảo vệ lãnh thổ |
|
|
Ngủ đông |
|
|
Lời giải:
Tập tính |
Ý nghĩa đối với động vật |
Ví dụ |
Làm tổ, ấp trứng |
Giúp cho động vật bảo vệ trứng, tập tính ấp trứng để tránh kẻ thù. |
Tập tính làm tổ và ấp trứng ở chim yến. |
Săn mồi |
Giúp cho động vật tìm kiếm được nguồn thức ăn. |
Hổ thực hiện nhiều hoạt động như rình, rượt và vồ mồi để săn mồi. |
Sống thành đàn và xã hội |
Giúp cho động vật có thể giúp đỡ lẫn nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường và kẻ thù. |
Ong có tập tính sống thành đàn. Trong một đàn ong, có sự phân công về chức năng thành ong chúa, ong đực và ong thợ. |
Bảo vệ lãnh thổ |
Giúp cho động vật bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, sinh sản đồng thời giúp loài có phân bố hợp lí trong không gian. |
Cách bảo vệ khu vực lãnh thổ của sư tử chính là dùng nước tiểu để đánh dấu. Khi có những kẻ xâm phạm xuất hiện, chúng sẽ chiến đấu một cách quyết liệt. |
Ngủ đông |
Giúp cho động vật có thể sống sót trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt và thiếu thốn thức ăn. |
Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông. Trước thời gian ngủ đông, gấu ăn rất nhiều để tích lũy năng lượng. |
Lời giải:
- Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng định hướng nhờ vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng, sao, địa hình (bờ biển và các dãy núi).
- Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Thói quen tốt |
Ý nghĩa |
Tập thể dục mỗi buổi sáng |
Rèn luyện sức khỏe |
|
|
|
|
Lời giải:
Thói quen tốt |
Ý nghĩa |
Tập thể dục mỗi buổi sáng |
Rèn luyện sức khỏe |
Ngủ và thức dậy đúng giờ |
Đảm bảo sức khỏe và việc thực hiện các công việc học tập hằng ngày. |
Ăn uống đúng giờ |
Giúp đảm bảo hiệu quả tiêu hóa; phòng ngừa các bệnh tật như đau tim, tiểu đường,… |
Ăn uống đa dạng các món |
Giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. |
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên |
Giúp tầm soát bệnh tật để có những biện pháp điều trị kịp thời. |
Lời giải:
Ví dụ về tập tính |
Ý nghĩa đối với động vật |
Chim yến làm tổ, ấp trứng. |
Giúp cho động vật bảo vệ trứng, tập tính ấp trứng để tránh kẻ thù. |
Hổ thực hiện nhiều hoạt động như rình, rượt và vồ mồi để săn mồi. |
Giúp cho động vật tìm kiếm được nguồn thức ăn. |
Ong có tập tính sống thành đàn. Trong một đàn ong, có sự phân công về chức năng thành ong chúa, ong đực và ong thợ. |
Giúp cho động vật có thể giúp đỡ lẫn nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường và kẻ thù. |
Sư tử dùng nước tiểu để đánh dấu. Khi có những kẻ xâm phạm xuất hiện, chúng sẽ chiến đấu một cách quyết liệt. |
Giúp cho động vật bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, sinh sản đồng thời giúp loài có phân bố hợp lí trong không gian. |
Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông. Trước thời gian ngủ đông, gấu ăn rất nhiều để tích lũy năng lượng. |
Giúp cho động vật có thể sống sót trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt và thiếu thốn thức ăn. |
Lời giải:
Một số câu ca dao, tục ngữ về các tập tính của động vật:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
- Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Én bay thấp, mưa ngập bờ ao; én bay cao, mưa rào lại tạnh.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.
- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến,…
- Vai trò:
+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.
+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.
- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: nhện chăng tơ, chim làm tổ,…
+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm. Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.
II. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO THỰC TIỄN
- Tập tính có thể thay đổi và được hình thành mới → Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…
- Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:
+ Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.
+ Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.
+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.
+ Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.
+ Vỗ tay gọi cá đến.
+ Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).
+ Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản nhằm thu được sản lượng đánh bắt mới.
+ Xây dựng một số thói quen tốt ở người: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…
Ứng dụng về tập tính của động vật