SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 27 (Cánh diều): Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

4.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 27.1 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật:

+ Trời nóng người toát mồ hôi

+ Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào

+ Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian, ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ.

+ Chim xù lông khi trời lạnh.

+ Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng xe lại.

Bài 27.2 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cảm ứng có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Vai trò của cảm ứng trong đời sống của cây: Thông qua cảm ứng, thực vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường, nhờ đó thực vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

- Ví dụ:

+ Thực vật có tính hướng sáng, nhờ đó cây hướng về phía ánh sáng để tăng cường quang hợp.

+ Rễ cây có tính hướng nước giúp rễ tìm được nguồn nước và chất khoáng để cung cấp cho cây.

+ Cây bầu bí có tính hướng tiếp xúc giúp cây leo lên cao để lấy được nhiều ánh sáng và tránh được những tác động bất lợi khi bò ở dưới đất.

Bài 27.3 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. hình thức phản ứng đa dạng.

C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.

D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. Ví dụ như: Chim xù lông khi trời lạnh, người rụt tay lại khi chạm tay vào vật nóng, chó thè lưỡi khi trời nóng,…

Bài 27.4 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.

B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.

C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.

D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. Cảm ứng ở thực vật có các hình thức như: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…

- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy. Cảm ứng ở động vật có nhiều biểu hiện đa dạng, đặc trưng cho từng loài như: chim xù lông để chống rét, người mặc thêm nhiều áo hơn khi trời rét,…

Bài 27.5 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành bảng sau phân biệt một số dạng cảm ứng ở thực vật.

Các dạng cảm ứng

ở thực vật

Đặc điểm, ý nghĩa

đối với thực vật

Ví dụ

Tính hướng sáng

 

 

Tính hướng nước

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Các dạng cảm ứng

ở thực vật

Đặc điểm, ý nghĩa

đối với thực vật

Ví dụ

Tính hướng sáng

Thân, cành cây hướng về phía có ánh sáng tìm nguồn sáng để quang hợp.

Cây đậu đặt trong bóng râm một thời gian thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng.

 

Tính hướng nước

Rễ cây hướng về phía có nguồn nước để tìm được nguồn nước cho cây.

Nếu chỉ cung cấp nước ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có nước.

Tính hướng hóa

Rễ cây hướng về phía có các chất dinh dưỡng để tìm được nguồn chất khoáng cho cây.

Nếu chỉ đặt phân bón ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có phân bón.

Tính hướng tiếp xúc

Ngọn, thân, tua cuốn của các cây thân leo như bầu bí quấn quanh giá thể để giúp cây vươn lên cao.

Cắm một que gỗ cạnh cây dưa chuột thì sau một thời gian cây dưa chuột sẽ bám và leo quanh que gỗ.

Bài 27.6 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.

B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.

C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.

D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Bài 27.7 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

A. Tính hướng nước.

B. Tính hướng sáng.

C. Tính hướng tiếp xúc.

D. Tính hướng hóa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng hướng sáng. Dạng cảm ứng này giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Bài 27.8 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Bài 27.9 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.

C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.

D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

Bài 27.10 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vì sao có tên gọi cây hoa mười giờ?

Lời giải:

Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8 hoặc 9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa dưới tác dụng của tác nhân nhiệt độ.

Bài 27.11 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tại sao khi trồng cây đậu cô ve leo, đậu đũa,… người ta cần làm giàn?

Lời giải:

Đậu cô ve là loài thuộc họ thân leo, cây ưa sáng, do đó, làm giàn giúp đậu cô ve có chỗ bám, leo lên đón ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp và sinh trưởng, phát triển tốt.

Bài 27.12 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 27 và nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu. Giải thích tại sao có sự khác nhau.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu: Thân của cây đậu thứ nhất mọc thẳng còn thân của cây đậu thứ hai mọc cong.

- Giải thích sự khác nhau: Hai cây đậu đều hướng về phía có nguồn sáng. Nguồn sáng của cây thứ nhất ở phía trên nên cây mọc thẳng, cây đậu thứ hai có nguồn sáng ở bên cạnh nên cây uốn cong về phía nguồn sáng.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 28: Tập tính ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG ĐỐI VỚI SINH VẬT

- Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ: Khi chạm tay vào nước nóng, tay sẽ rụt lại.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Phản ứng tự vệ rụt tay lại khi chạm tay vào nước nóng

- Đặc điểm:

+ Cảm ứng ở thực vật diễn ra chậm, khó nhận ra, có các hình thức như hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ngọn cây có tính hướng sáng

+ Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nahnh hơn, dễ nhận thấy,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Mèo xù lông khi trời lạnh

- Ý nghĩa: Giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong giới hạn nhất định.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Chuột chạy khi nhìn thấy mèo giúp chuột thoát khỏi sự tấn công của mèo

II. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

- Một số hình thức cảm ứng ở thực vật như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…

1. Thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật

a. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng

- Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngon cây đậu; ở hộp B, có một cửa số ở thành hộp phía trên.

- Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hàng ngày.

- Sau một tuần, khi các cây đã đủ lớn, đạt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng.

- Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật

→ Kết luận: Từ hình thái khác nhau của 2 cây ở 2 hộp, nhận thấy ngọn cây có tính hướng sáng. Tính hướng sáng này giúp cây thu nhận đủ ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

b. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước

- Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

-Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thầm nước ra ngoài. Hàng ngày bổ sung nước và cốc để nước từ trong cốc thầm dần ra mùn cưa.

- Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật

→ Kết luận: Từ hình thái rễ khác nhau của 2 cây ở 2 hộp, nhận thấy rễ cây có tính hướng nước. Tính hướng nước giúp rễ cây chủ động tìm kiếm được nguồn nước, cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

2. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

- Ứng dụng tính hướng sáng: Cây ưa sáng mạnh thì trồng ở nơi quang đãng, cây ưa tối thì trồng dưới tán những cây khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

- Ứng dụng tính hướng nước: Cây ưa nước thì trồng ở nơi ẩm ướt, gần bờ ao, đầm lầy. Cây không ưa nước thì trồng nơi đất khô ráo.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Cây ưa nước

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Cây chịu hạn

- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: Làm giàn khi trồng các cây thân leo như dưa chuột, mướp,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Làm giàn cho cây thân leo

- Ứng dụng tính hướng đất: cần vun gốc cho cây như khoai tây, lạc,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Vun gốc cho lạc

- Ứng dụng tính hướng hóa: một số cây cần bón phân sát mặt đất (cây lúa, cây dứa,…), một số cây cần đào hố sâu dưới đất (cây cam, cây bưởi,…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp bón phân cho cây ăn quả

Đánh giá

0

0 đánh giá