Giải Toán 12 Ôn tập chương II - Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 12 Ôn tập chương II - Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ôn tập chương II - Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu lớp 12.

Bài giảng Toán 12: Mối quan hệ nón - trụ - cầu

Giải bài tập Toán lớp 12 Ôn tập chương II - Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

Câu hỏi và bài tập (trang 50 SGK Hình học 12)

Bài 1 trang 50 SGK Hình học 12: Cho ba điểm A,B,C cùng thuộc một mặt cầu và cho biết ACB^=900. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

a) Đường tròn qua ba điểm A,B,C nằm trên mặt cầu.

b) AB là một đường kính của mặt cầu đã cho.

c) AB không  phải là đường kính của mặt cầu.

d) AB là đường kính của đường tròn giao tuyến tạo bởi mặt cầu và mặt phẳng (ABC)

Phương pháp giải:

Nhận xét từng đáp án và rút ra kết luận.

Lời giải:

Câu a) đúng ba điểm A,B,C xác định một mặt phẳng (ABC), giao tuyến của mặt phẳng (ABC) với mặt cầu là một đường tròn, do đó đường tròn đi qua ba điểm A,B,C nằm trên mặt cầu.

Câu d) đúng vì trong đường tròn giao tuyến của mặt phẳng (ABC) với mặt cầu là một đường tròn, với giả thiết ACB^=900 suy ra AB là đường kính của đường tròn giao tuyến.

Câu b) và c) sai vì chưa kết luận được AB là đường kính của mặt cầu hay không là đường kính của mặt cầu.

Bài 2 trang 50 SGK Hình học 12: Cho tứ diện ABCD có cạnh AD vuông góc với mặt phẳng (ABC) và cạnh BD vuông góc với cạnh BC. Biết AB=AD=a, tính diện tích xung quanh và thể tích của khối nón được tạo thành khi quay đường gấp khúc BDA quanh cạnh AB.

Phương pháp giải:

Vì ABD vuông góc tại A, nên khi quay BDA quanh AB ta được hình nón tròn xoay đường cao h=AB và bán kính đáy bằng r=AD.

Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và thể tích khối nón: Sxq=πrl,V=13πr2h

Lời giải:

AD(ABC)ADABΔABD vuông tại A.

Vì ABD vuông góc tại A, nên khi quay BDA quanh AB ta được hình nón tròn xoay đường cao h=AB=a và bán kính đáy bằng r=AD=a.

Gọi l là độ dài đường sinh của hình nón ta có: l=r2+h2=a2+a2=a2

Vậy Sxq=πrl=π.a.a2=πa22, V=13πr2h=13π.a2.a=πa33

Bài 3 trang 50 SGK Hình học 12: Chứng minh rằng hình chóp có tất cả các cạnh bên bằng nhau nội tiếp được trong một mặt cầu.

Phương pháp giải:

Sử dụng kết quả: Hình chóp có tất cả các cạnh bên bằng nhau có chân đường vuông góc của đỉnh trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp đáy và phương pháp xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp của khối chóp.

Bước 1: Xác định trục d của mặt đáy (trục là đường thẳng đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy và vuông góc với đáy).

Bước 2: Xác định mặt phẳng trung trực (P) của một cạnh bên.

Bước 3: Xác định I=(P)d, khi đó I là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.

Lời giải:

Giả sử ta có hình chóp S.A1A2A3...An với A1A2A3...An là đa giác đáy.

Ta có: SA1=SA2=SA3=...=SAn

Kẻ  SH vuông góc với mặt phẳng đáy. Dễ thấy: ΔSHA1=ΔSHA2=ΔSHA3=...=ΔSHAn (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

HA1=HA2=HA3=...=HAn 

 H là tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy A1A2A3...An

Xét tam giác ΔSHA1, kẻ đường trung trực của cạnh SA1, đường này cắt SH ở điểm I

IA=IS.

Xét ΔSIA1,ΔSIA2,ΔSIA3,...,ΔSIAn ta có:

IS chungSA1=SA2=...=SAnSIA1^=SIA2^=...=SIAn^}

ΔSIA1=ΔSIA2=...=ΔSIAn

IA1=IA2=IA3=...=IAn=IS

 hay điểm I cách đều các đỉnh của hình chóp, do đó I là tâm mặt cầu đi qua các đỉnh của hình chóp.

Bài 4 trang 50 SGK Hình học 12: Hình chóp S.ABC có một mặt cầu tiếp xúc với các cạnh SA,SB,SC và tiếp xúc với ba cạnh AB,BC,CA tại trung điểm của mỗi cạnh. Chứng minh rằng hình chóp đó là hình chóp tam giác đều.

Phương pháp giải:

Chóp tam giác đều là chóp có đáy là tam giác đều và các cạnh bên bằng nhau.

Lời giải:

Gọi M,N,P theo thứ tự là các tiếp điểm của mặt cầu với các cạnh SA,SB,SCD,E,F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CA, các điểm D,E,F đồng thời cũng là tiếp điểm của mặt cầu với các cạnh AB,BC,CA.

Ta có:

AD=AF (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)  AB=AC

Tương tự: BD=BEBC=AB

AB=BC=CA hay ABC là tam giác đều  (1)

Lại có AM=AD;BN=BD=AD

và SM=SN=SP

SM+AM=SN+NB hay SA=SB

Chứng minh tương tự ta có: SA=SB=SC.     (2)

Từ (1) và (2) suy ra hình chóp S.ABC là chóp tam giác đều.

Bài 5 trang 50 SGK Hình học 12: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi H là hình chiếu vuông góc của đỉnh A xuống mặt phẳng (BCD).

a) Chứng minh H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD. Tính độ dài đoạn AH.

b) Tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ có đường tròn đáy ngoại tiếp tam giác BCD và chiều cao AH.

Phương pháp giải:

a) + Chứng minh ΔAHB=ΔAHC=ΔAHD và suy ra HB=HC=HD.

+ Sử dụng định lí Pitago tính độ dài đoạn AH.

b) Sử dụng các công thức diện tích xung quanh và thể tích khối trụ: Sxq=2πrh,V=πr2h, trong đó r,h lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của khối trụ.

Lời giải:

a) Ta biết rằng tứ diện đều là tứ diện có 6 cạnh đều bằng nhau.

Gọi H là hình chiếu của A trên mp BCD

Xét ba tam giác ABH,ACH và ADH có:

AB=AC=AD ( vì ABCD là tứ diện đều).

AH chung

AHB^=AHC^=AHD^=900

 ΔABH=ΔACH=ΔADH ( ch- cgv)

Suy ra, HB=HC=HD .

Vậy H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD.

Gọi I là trung điểm của CD.

Do ΔBCD đều nên BI=BCsin600=a32

BH=23BI=a33;

Do tam giác ABH vuông tại H nên : 

AH2=AB2BH2 =a2a23=23a2.

Vậy AH=63a

b) Vì tam giác BCD đều cạnh a, nên bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là r=BH=a33, cũng chính là bán kính đáy của khối trụ. Vì vậy diện tích xung quanh của hình trụ là:

S=2πrh=2πa33.63a=223πa2 (đtdt).

Thể tích khối trụ là: V=πr2h=πa23.63a=69πa3 (đttt)

Bài 6 trang 50 SGK Hình học 12: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Từ tâm O của hình vuông dựng đường thẳng Δ vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Trên Δ lấy điểm S sao cho OS=a2. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD. Tính diện tích của mặt cầu và thể tích của khối cầu được tạo nên bởi mặt cầu đó.

Phương pháp giải:

Nhắc lại: Mặt cầu ngoại tiếp ngoại tiếp hình chóp là mặt cầu đi qua tất cả các đỉnh của chóp.

+) Cách xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp:

Bước 1: Xác định trục d của mặt phẳng đáy (là đường thẳng đi qua "tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy" và "vuông góc với mp đáy").

Bước 2: Xác định (P): mặt phẳng trung trực của một cạnh bên.

Bước 3: Xác định I=(P)d, khi đó I là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.

+) Bán kính R của mặt cầu: là khoảng cách từ tâm đến 1 đỉnh bất kì.

+) Diện tích mặt cầu S=4πR2

+) Thể tích khối cầu V=43πR3.

Lời giải:

* Xác định mặt cầu ngoại tiếp

Δ là trục của mp đáy

Ta có ABCD là hình vuông nên O là tâm đường tròng ngoại tiếp hv ABCD .

Lại có: OΔ;ΔABCD 

Δ là trục của mp đáy

+ Xác định tâm I

Do Δ là trục của hình vuông ABCD, nên I thuộc Δ.

Ta có: ABCD là hình vuông cạnh a AC=a2OC=12AC=a22

Mà SO=a2<OC nên I thuộc phần kéo dài của tia SO.

+ Tìm bán kính R

Ta có: SI=ICa2+OI=OI2+OC2

(a2+OI)2=OI2+a22

OI2+a.OI+a24=OI2+a22

OI=a4R=SI=SO+OI=3a4

Vậy tâm I của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD thuộc tia SO mà SI=R= 3a4 ; (R là bán kính hình cầu).

Khi đó diện tích mặt cầu là: S=4πR2=94πa2 (đvdt)

Thể tích của khối cầu là: V=43πR3=916πa3 (đvdt)

Cách khác:

Gọi H là trung điểm cạnh SA

Trong  mặt phẳng (SAO), đường trung trực của đoạn SA cắt đường thẳng SO tại I, ta có:

ΔSAO đồng dạng với ΔSIH

SASO=SISHSI=SA.SHSO=SA22SO

Mà SA2=SO2+OA2

SA2=(a2)2+(a22)2=3a24SA=a32

Khi đó: SI=3a242.a2=3a4

Lại có: 

IS=IAIA=IB=IC=ID=3a4}IS=3a4

Vậy mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD có tâm là I và bán kính R=IS=3a4

Diện tích mặt cầu là: S=4πR2=4π(3a4)2=9πa24

Thể tích khối cầu là: V=43πR2=43π(3a4)3=9πa216

Bài 7 trang 50 SGK Hình học 12: Cho hình trụ có bán kính đáy r, trục OO=2r và mặt cầu đường kính OO.

a) Hãy so sánh diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ đó.

b) Hãy so sánh thể tích khối trụ và thể tích khối cầu được tạo nên bởi hình trụ và mặt cầu đã cho.

Phương pháp giải:

a) Tính các diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ rồi so sánh

Scau=4πR2;Sxqtru=2πrh

b) Tính thể tích khối cầu và thể tích khối trụ và so sánh:

Vcau=43πR3;Vtru=πr2h

Lời giải:

a) Hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao 2r, hình cầu có bán kính r

Smặt cầu = 4πr2Shình trụ = 2πrh=2πr.2r=4πr2              

Vậy Smặt cầu=Shình trụ

b) Vkhối cầu = 43πr3;

Vkhối trụ = πr2h=πr2.2r=2πr3

Vậy VKTVKC=2πr343πr3=32.

Bài tập trắc nghiệm (trang 51 - 54 SGK Hình học 12)
Bài 1 trang 51 SGK Hình học 12: Cho hình lập phương ABCD.ABCD có cạnh bằng a. Gọi S là diện tích xung quanh của hình trụ có hai đường tròn đáy ngoại tiếp hai hình vuông ABCD và ABCD. Diện tích S là:

(A) πa2;                            (B) πa22 ;

(C) πa23;                      (D) πa222.

Phương pháp giải:

Diện tích xung quanh của hình trụ Sxq=2πRh, trong đó R;h lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường cao của hình trụ.

Hình trụ đã cho có đường cao bằng cạnh của hình lạp phương và bán kính đáy là bán kính đường tròn ngoại tiếp hình lập phương cạnh a.

Lời giải:

Xét tam giác vuông ABC có: AC=AB2+BC2=a2+a2=a2

Hình trụ là hình ngoại tiếp hình vuông cạnh a nên có đường kính a2 đường cao của hình trụ là a R=a22

Sxq=2πRh=2π.a22.a=πa22

Chọn (B).

Bài 2 trang 51 SGK Hình học 12: Gọi S là diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay được sinh ra bởi đoạn thẳng AC của hình lập phương ABCD.ABCD có cạnh b khi quay xung quanh trục AA. Diện tích S là:

(A) πb2;                           (B) πb22 ;

(C) πb23 ;                     (D) πb26.

Phương pháp giải:

Khi quay AC xung quanh trục AA ta được hình nón đỉnh A có chiều cao AA, đường sinh AC và bán kính đáy AC.

Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón: Sxq=πrl, trong đó r;l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.

Lời giải:

Hình nón tạo bởi khi quay AC xung quanh AA có đường sinh l=AC và bán kính đáy r=CA

Xét tam giác vuông ABC có: AC=AB2+BC2=b2+b2=b2=r

Xét tam giác vuông AAC có: AC=AA2+AC2=b2+2b2=b3=l

Vậy Sxq=πrl=πb2.b3=πb26

Chọn (D).

Bài 3 trang 51 SGK Hình học 12: Hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại A, có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và có SA=a,AB=b,AC=c. Mặt cầu đi qua các đỉnh A,B,C,S có bán kính r bằng:

(A) 2(a+b+c)3 ;              (B) 2a2+b2+c2

(C) 12a2+b2+c2 ;  (D) a2+b2+c2

Phương pháp giải:

Phương pháp xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp của khối chóp.

Bước 1: Xác định trục d của mặt đáy (trục là đường thẳng đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy và vuông góc với đáy).

Bước 2: Xác định mặt phẳng trung trực (P) của một cạnh bên.

Bước 3: Xác định I=(P)d, khi đó I là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.

Lời giải:

Tâm I của mặt cầu đi qua A,B,C,S là giao của trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và mặt phẳng trung trực của SA

Tam giác ABC vuông tại A nên trục đường tròn Mx với M là trung điểm của BC.

Bán kính mặt cầu R=IA 

MI=12SA=a2AM=12BC=12b2+c2

Xét tam giác vuông IAM có: R=IA=IM2+AM2=a24+b2+c24=12a2+b2+c2

Chọn (C).

Bài 4 trang 51 SGK Hình học 12: Cho hai điểm cố định A,B và một điểm M di động trong không gian nhưng luôn thoả mãn điều kiện MAB^=α với 00<α<900. Khi đó điểm M thuộc mặt nào trong các mặt sau:

(A) Mặt nón;                         (B) Mặt trụ;

(C) Mặt cầu;                         (D) Mặt phẳng.

Phương pháp giải:

Sử dụng các khái niệm về các mặt tròn xoay.

Lời giải:

Ta có: MAB^=α(0<α<90o)

Vậy M thuộc mặt nón đỉnh là A, trục là đường thẳng AB và góc ở đỉnh bằng 2α.

Bài 5 trang 51 SGK Hình học 12: Số mặt cầu chứa một đường tròn cho trước là:

(A) 0 ;                                         (B) 1 ;

(C) 2 ;                                         (D) vô số.

Phương pháp giải:

Có vô số mặt cầu chứa một đường tròn cho trước. Tâm các mặt cầu ấy nằm trên trục của đường tròn (đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn).

Lời giải:

Chọn (D) vô số.

Chẳng hạn: 

Bài 6 trang 52 SGK Hình học 12: Trong các đa diện sau đây, đa diện nào không luôn luôn nội tiếp được trong mặt cầu:

(A) Hình chóp tam giác (tứ diện)

(B) Hình chóp ngũ giác đều;

(C) Hình chóp tứ giác;

(D) Hình hộp chữ nhật.

Phương pháp giải:

Hình chóp muốn nội tiếp được một mặt cầu thì trước hết đáy của chóp đó phải là một tứ giác nội tiếp.

Lời giải:

Chọn (C).

Nhận xét:

Giả sử hình chóp có mặt cầu ngoại tiếp, khi đó mặt phẳng đáy luôn cắt mặt cầu theo giao tuyến là một đường tròn.

Hơn nữa, đường tròn này là đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy (vì các đỉnh của đa giác đáy cũng là giao điểm của mp đáy và mặt cầu).

Như vậy Nếu hình chóp có mặt cầu ngoại tiếp thì đa giác đáy phải có đường tròn ngoại tiếp.

Trong 4 đáp án: 

(A) Hình chóp tam giác (tứ diện)

(B) Hình chóp ngũ giác đều;

(C) Hình chóp tứ giác;

(D) Hình hộp chữ nhật.

Thì tam giác, ngũ giác và hình chữ nhật đều luôn luôn có đường tròn ngoại tiếp, còn tứ giác (thường) không luôn luôn có đường tròn ngoại tiếp.

Nói cách khác hình chóp tứ giác không luôn luôn có mặt cầu ngoại tiếp.

Bài 7 trang 52 SGK Hình học 12: Cho tứ diện ABCD có cạnh AD vuông góc với mặt phẳng (ABC) và cạnh BD vuông góc với cạnh BC. Khi quay các cạnh tứ diện đó xung quanh trục là cạnh AB, có bao nhiêu hình nón được tạo thành?

(A) 1;                                (B) 2;

(C) 3;                                (D) 4.

Phương pháp giải:

Quay lần lượt các cạnh của tứ diện và xác định các hình nón được tạo thành dựa vào khái niệm hình nón.

Lời giải:

Khi quay các cạnh tứ diện đó xung quanh trục là cạnh AB ta được hai hình nón.

Hình nón khi quay BD quanh cạnh AB là hình nón đỉnh B, bán kính đáy AD, chiều cao AB.

Hình nón khi quay AC quanh cạnh AB là hình nón đỉnh A, bán kính đáy BC, chiều cao AB.

Ta có: {BCBDBCAD BC(ABD)BCAB.

Do đó khi quay quanh cạnh AB thì BC vạch nên một hình tròn chứ không tạo nên hình nón.

Tương tự khi quay AD quanh cạnh AB ta cũng không tạo nên được hình nón.

CD không cắt AB nên khi quay CD quanh cạnh AB ta cũng không tạo nên được hình nón.

Vậy có hai hình nón được tạo thành.

Chọn B.

Bài 8 trang 52 SGK Hình học 12: Cho hình lập phương ABCD.ABCD có cạnh bằng a. Một hình nón có đỉnh là tâm của hình vuông ABCD và có đường tròn đáy ngoại tiếp hình vuông ABCD. Diện tích xung quanh của hình nón đó là:

(A) πa233                          (B) πa222

(C) πa232                          (D) πa262

Phương pháp giải:

Diện tích xung quanh của hình nón Sxq=πrl, trong đó r;l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.

Lời giải:

Vì ABCD là hình vuông cạnh a nên AC=a2.

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD thì OA=12AC=a22=SA

Xét tam giác vuông SAA có: SA=SA2+AA2=a22+a2=a62

Hình nón có đường sinh l=SA=a62 và và bán kính đáy r=OA=a22 nên có diện tích xung quanh là:

Sxq=π.a22.a62=πa232

Chọn (C).

Bài 9 trang 52 SGK Hình học 12: Cho tam giác đều ABC cạnh a quay xung quanh đường cao AH tạo nên một hình nón. Diện tích xung quanh của hình nón đó là:

(A) πa2 ;                                 (B) 2πa2 ;

(C) 12πa2 ;                        (D) 34πa2.

Phương pháp giải:

Cho tam giác đều ABC cạnh a quay xung quanh đường cao AH ta được một hình nón đỉnh A, bán kính đáy BH và đường cao AH.

Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón: S=πrl, trong đó r;l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.

Lời giải:

Cho tam giác đều ABC cạnh a quay xung quanh đường cao AH ta được một hình nón đỉnh A, bán kính đáy BH và đường cao AH.

Hình nón sinh ra có bán kính đáy r=a2 đường sinh l=a nên có diện tích xung quanh là: Sxq=πrl=πa2.a=πa22

Chọn (C).

Bài 10 trang 52 SGK Hình học 12: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

(A) Mặt trụ và mặt nón có chứa các đường thẳng.

(B) Mọi hình chóp luôn nội tiếp trong mặt cầu.

(C) Có vô số mặt phẳng cắt mặt cầu theo những đường tròn bằng nhau.

(D) Luôn có hai đường tròn có bán kính khác nhau cùng nằm trên một mặt nón.

Phương pháp giải:

Xét tính đúng sai của từng đáp án và kết luận, sử dụng tính chất các mặt trụ, nón, cầu.

Lời giải:

Chọn (B) 

*A đúng vì các đường sinh là các đường nằm trên mặt trụ, mặt nón.

*B sai vì chỉ khi hình chóp có đáy là đa giác nội tiếp được đường tròn thì mới có mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.

*C đúng vì các mặt phẳng cách đều tâm mặt cầu thì cắt mặt cầu theo những đường tròn bằng nhau.

*D đúng vì tồn tại có hai đường tròn có bán kính khác nhau và cùng nằm trên một mặt nón.

Bài 11 trang 53 SGK Hình học 12: Cho hình trụ có bán kính đáy bằng r. Gọi O,O là tâm của hai đáy với OO=2r. Một mặt cầu (S) tiếp xúc với hai đáy của hình trụ tại O và O. Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào sai?

(A) Diện tích mặt cầu bằng diện tích xung quanh của hình trụ.

(B) Diện tích mặt cầu bằng 23 diện tích toàn phần của hình trụ.

(C) Thể tích khối cầu bằng 34 thể tích khối trụ.

(D) Thể tích khối cầu bằng 23 thể tích khối trụ.

Phương pháp giải:

Một mặt cầu (S) tiếp xúc với hai đáy của hình trụ tại O và O có đường kính bằng OO, từ đó suy ra bán kính R của khối cầu (S) và sử dụng các công thức tính diện tích và thể tích khối cầu: S=4πR2;V=43πR3

Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ S=2πRh;V=πR2h và so sánh.

Lời giải:

Mặt cầu có đường kính 2r nên có bán kính là r và có diện tích:

S=4πr2 và V=43πr3

Mặt trụ có bán kính r và chiều cao 2r nên có:

Sxq=2πrh=2π.r.2r=4πr2;

Stp=Sxq+S2d=4πr2+2πr2=6πr2;

V=πr2h=π.r.2r=2πr3.

Do đó A, B, D đúng.

Chọn (C).

Bài 12 trang 53 SGK Hình học 12: Một hình hộp chữ nhật nội tiếp mặt cầu và có ba kích thước là a,b,c. Khi đó bán kính r của mặt cầu bằng:

(A) 12a2+b2+c2;

(B) a2+b2+c2;

(C) 2(a2+b2+c2);

(D) a2+b2+c23.

Phương pháp giải:

Mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật có tâm chính là tâm của hình hộp chữ nhật.

Lời giải:

Gọi O là tâm của hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD có các kích thước AB=a;AD=b;AA=c thì O chính là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật đó. Do đó bán kính của mặt cầu này là R=OA=12AC.

Xét tam giác vuông ABC có: AC2=AB2+BC2=a2+b2

AA(ABCD)AAACΔAAC vuông tại A', do đó:

AC=AA2+AC2=a2+b2+c2R=12a2+b2+c2

Chọn (A).

Bài 13 trang 53 SGK Hình học 12: Một hình trụ có hai đáy là hai hình tròn nội tiếp hai mặt của một hình lập phương cạnh a. Thể tích của khối trụ đó là:

(A) 12a3π ;                         (B) 14a3π ;

(C) 13a3π ;                         (D) a3π.

Phương pháp giải:

Một hình trụ có hai đáy là hai hình tròn nội tiếp hai mặt của một hình lập phương cạnh a, khi đó hình trụ có chiều cao h= và đáy là đường tròn nội tiếp hình vuông cạnh (a\).

Công thức tính thể tích khối trụ: V=πR2h, trong đó R;h lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của khối trụ.

Lời giải:

Giả sử ta vẽ được một hình trụ thỏa mãn yêu cầu bài toán như trên, ta có chiều cao của khối trụ h=a và bán kính đáy của khối trụ R=a2.

V=πR2h=π.a24.a=14a3π

Chọn (B)

Bài 14 trang 53 SGK Hình học 12: Một hình tứ diện đều cạnh a có một đỉnh trùng với đỉnh của hình nón, ba đỉnh còn lại nằm trên đường tròn đáy của hình nón. Khi đó diện tích xung quanh của hình nón là:

(A) 12πa23 ;             (B) 13πa22 ;

(C) 13πa23 ;             (D) πa23 .

Phương pháp giải:

Diện tích xung quanh của hình nón Sxq=πrl, trong đó r;l lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh của hình nón.

+) Bán kính đáy của hình nón chính là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a.

+) Độ dài đường sinh của hình nón chính là độ dài cạnh bên của tứ diện.

Lời giải:

Giả sử có tứ diện đều SABC , hình nón có đỉnh trùng với S  và đáy là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bán kính đường tròn đáy bằng 23 độ dài trung tuyến ABC

r=23.a32=a33

Đường sinh hình nón bằng cạnh SA=a

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq=πrl=13πa23

Chọn (C).

Bài 15 trang 54 SGK Hình học 12: Trong các mệnh đề sau đây mệnh đề nào sai?

(A) Có một mặt cầu ngoại tiếp một hình tứ diện bất kì.

(B) Có một mặt cầu ngoại tiếp một hình chóp đều.

(C) Có một mặt cầu ngoại tiếp một hình hộp.

(D) Có một mặt cầu ngoại tiếp một hình hộp chữ nhật.

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về mặt cầu ngoại tiếp.

- Hình chóp có đáy là một đa giác nội tiếp thì luôn có một mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đó.

- Hình lăng trụ có đáy là một đa giác nội tiếp thì luôn có một mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ đó.

Lời giải:

Đáp án A: Đúng vì hình tứ diện là hình chóp tam giác nên đáy nội tiếp được đường tròn hay có một mặt cầu ngoại tiếp tứ diện.

Đáp án B: Đáy của hình chóp đều là một đa giác đều nên luôn nội tiếp đường tròn hay có một mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đều.

Đáp án C: Sai vì nếu đáy của hình hộp là hình bình hành thì không nội tiếp được đường tròn.

Đáp án D: Hình hộp chữ nhật có đáy là hình chữ nhật nội tiếp được đường tròn nên có một mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật.

Chọn C.

Bài 16 trang 54 SGK Hình học 12: Người ta bỏ ba quả bóng bàn cùng kích thước vào trong một chiếc hộp hình trụ có đáy bằng hình tròn lớn của quả bóng bàn và chiều cao bằng ba lần đường kính quả bóng bàn. Gọi S­1 là tổng diện tích của ba quả bóng bàn, S2 là diện tích xung quanh của hình trụ. Tỉ số S1S2 bằng:

(A) 1 ;                                 (B) 2 ;

(C) 1,5 ;                              (D) 1,2 .

Phương pháp giải:

Nhận xét: Bán kính của quả bóng bàn chính là bán kính đáy của hình trụ và chiều cao của hình trụ bằng ba lần đường kính của 1 quả bóng bàn.

Diện tích của một quả bóng bàn S=4πR2S1=3S.

Diện tích xung quanh của hình trụ: S2=2πRh, trong đó R;h lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của khối trụ.

Từ đó suy ra tỉ số S1S2.

Lời giải:

Gọi bán kính của quả cầu là r thì r cũng là bán kính đáy của hình trụ. 

Chiều cao của hình trụ là h=3.2r=6r

Diện tích ba quả bóng bàn là:   S1=3.4πr2=12πr2

Diện tích xung quanh của hình trụ là:   S2=2πr.6r=12πr2

Vậy S1S2=1.

Chọn (A).

Bài 17 trang 54 SGK Hình học 12: Người ta xếp 7 viên bi có cùng bán kính r vào một cái lọ hình trụ sao cho tất cả các viên bi đều tiếp xúc với đáy, viên bi nằm chính giữa tiếp xúc với 6 viên bi xung quanh và mỗi viên bi xung quanh đều tiếp xúc với các đường sinh của lọ hình trụ. Khi đó diện tích đáy của cái lọ hình trụ là:

(A) 16πr2 ;                      (B) 18πr2 ;

(C) 9πr2 ;                        (D) 36πr2 .

Phương pháp giải:

Diện tích đáy của hình trụ S=πR2, trong đó R là bán kính đáy của hình trụ.

Lời giải:

Bán kính đáy hình trụ: R=3r

Diện tích đáy hình trụ: S=π(3r)2=9πr2

Chọn (C). 

Bài 18 trang 54 SGK Hình học 12: Cho ba điểm A,C,B nằm trên một mặt cầu, biết rằng góc ACB^=900. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?

(A) AB là một đường kính của mặt cầu.

(B) Luôn có một đường tròn nằm trên mặt cầu ngoại tiếp tam giác ABC.

(C) Tam giác ABC vuông cân tại C.

(D) Mặt phẳng (ABC) cắt mặt cầu theo giao tuyến là một đường tròn lớn.

Phương pháp giải:

A. Phân biệt giữa đường kính đường tròn ngoại tiếp ABC với đường kính mặt cầu

B. Sự tồn tại của đường tròn ngoại tiếp tam giác

C. Nhận biết tam giác vuông cân

D. Giao tuyến của mặp phẳng và mặt cầu

Lời giải:

A) Sai, AB là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, chưa đủ điều kiện kết luận AB  là đường kính của mặt cầu.

B) Đúng, ba điểm A,B,C  xác định mặt phẳng (ABC) và tam giác ABC nội tiếp đường tròn giao điểm của mặt phẳng (ABC) và mặt cầu.

C) Sai vì tam giác ABC không cân tại C mà chỉ là tam giác vuông tại C.

D) Sai, mặt phẳng (ABC) cắt mặt cầu theo giao tuyến của một đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Chọn (B).

Đánh giá

0

0 đánh giá