Vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, Ơratôxten, một nhà toán học và thiên văn học Hi Lạp

864

Với giải Bài 43 trang 96 Toán lớp 9 chi tiết trong Ôn tập chương I Hình học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 9: Ôn tập chương I Hình học

Bài 43 trang 96 Toán lớp 9 tập 1:Vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, Ơratôxten, một nhà toán học và thiên văn học Hi Lạp, đã ước lượng được "chu vi" của Trái Đất (chu vi đường Xích Đạo) nhờ hai quan sát sau:

1) Một ngày trong năm, ông ta để ý thấy Mặt Trời chiếu thẳng các đáy giếng ở thành phố Xy-en (nay gọi là At-xu-an), tức là tia sáng chiếu thẳng đứng.

2) Cùng lúc đó ở thành phố A-lếch-xăng-đri-a cách Xy-en 800km, một tháp cao 25m có bóng trên mặt đất dài 3,1m.

Từ hai quan sát trên, em hãy tính xấp xỉ "chu vi" của Trái Đất.

(Trên hình 51 điểm S tượng trưng cho thành phố Xy-en, điểm A tượng trưng cho thành phố A-lếch-xăng-đri-a, bóng của tháp trên mặt đất được coi là đoạn thẳng AB).

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Xét tam giác ABC vuông tại A.

AC = 25m, AB = 3,1m

Ta có:

tanC=ABAC=3,1250,124C^7,07o

Các tia sáng được coi là song song với nhau hay BC // SO nên ta có:

BCA^=COS^=7,07o (hai góc so le trong)

Theo đề bài thì Thành phố Xy-en nằm ở vị trí điểm S và thánh phố A-lếch-xăng-đria nằm ở vị trí điểm A nên SA = 800km, mà số đo cả đường tròn (trái đất) là 3600 nên chu vi Trái Đất là:

800.3607,0740736 (km)

Đánh giá

0

0 đánh giá