Với giải Câu hỏi trang 109 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Câu hỏi trang 109 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8, hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 4 Bài 15 SGK.
Bước 2: Xác định ưu điểm và hạn chế , ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Nhận xét về ưu thế của văn minh Đại Việt:
- Là một nền tảng nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa của văn minh Văn Lang- Âu Lạc, giao lưu với các yếu tố bên ngoài.
- Phát triển rực rỡ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội cùng với sự tồn tại của Đại Việt.
- Yếu tố tinh thần xuyên suốt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.
* Nhận xét về hạn chế của văn minh Đại Việt:
- Chính sách “ trọng nông ức thương” khiến cho nền sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế.
- Lĩnh vực khoa học kỹ thuật chưa phát triển.
- Kinh tế nông nghiệp, tính đóng của làng xã ảnh hưởng đến tâm lý con người tính thủ động và thiếu sáng tạo của cá nhân- cộng đồng.
- Đời sống tinh thần tồn tại nhiều yếu tố duy tâm.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Văn minh Việt cổ có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.
Lý thuyết Ý nghĩa của văn minh Đại Việt
4.1. Ưu điểm
- Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài.
- Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.
4.2. Hạn chế
- Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.
- Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
- Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.
- Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.
4.3. Ý nghĩa
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
- Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.
- Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.
Nhã nhạc cung đình được tổ chức UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (năm 2003)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Đọc thông tin và tư liệu, hãy:...
Câu hỏi trang 103 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.3, hãy:...
Câu hỏi trang 105 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 15.5, hãy:...
Câu hỏi trang 108 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.7, hãy:...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam
Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt