Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 14 (Cánh diều): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

8 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

1. Khái niệm văn minh Đại Việt 

Giải Lịch sử 10 trang 95

Câu hỏi trang 95 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.

Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1 Bài 14 SGK.

Bước 2: Xác định khái niệm văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh- Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất.

2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt 

Giải Lịch sử 10 trang 97

Câu hỏi trang 97 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.1 đến 14.3, hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?


Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 2)
Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2 Bài 14 SGK.

Bước 2: Xác định cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

* Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:

- Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang- Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển.

- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

* Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia.

Vì người dân Đại Việt- chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự quản lý của làng xã.

3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Giải Lịch sử 10 trang 98

Câu hỏi trang 98 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4, hãy:

- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.

- Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.

Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 4)
 
Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 14 SGK.

Bước 2: Xác định tiến trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt:

Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 5)

Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt:

- Thời kỳ cai trị của nhà nước, Thăng Long lúc bấy giờ lấy tên là An Nam đô hộ phủ nơi đặt trụ sở cai trị và quan cai trị Cao Biền.

- Thời Lý, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế - hành chính lớn của đất nước.

- Là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Luyện tập và Vận dụng (trang 98)

Luyện tập 1 trang 98 Lịch sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 14 SGK.

Bước 2: Xác định cơ sở hình thành và tiến trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy:

Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 6)

Vận dụng 2 trang 98 Lịch sử 10: Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang- Âu Lạc.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 14 SGK.

Bước 2: Xác định một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.

Trả lời:

Trống Đồng Đền Hùng (Phú Thọ):

  Trống đồng Đền Hùng được phát hiện ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Cách 500m theo đường chim bay về phía Tây Nam), được xếp vào loại Hêgơ I nhóm C.

- Là trống Đông Sơn có kích thước lớn  trong số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á.

- Nhìn trên bản đồ phía tả ngạn sông Thao từ Lào Cai về đến Việt Trì thì hiện nay duy nhất phát hiện được trống loại I đó là trống đồng Đền Hùng. 

Với kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng thau. Trống Đền Hùng có hoa văn trang trí khá phong phú và cách điệu cao đã phản ánh được tư duy và cuộc sống của con người thời Hùng Vương.

Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | Cánh diều  (ảnh 7)

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

1. Khái niệm văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

- Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.

- Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:

+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.

+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:

+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:

+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Tượng Khổng Tử trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám

+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)

=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

- Thế kỉ X:

+ Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá.

- Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV

+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hổ

+ Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét.

- Thế kỉ XI - thế kỉ XVII

+ Gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.

+ Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc.

+ Đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây du nhập vào Đại Việt.

- Đầu thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX

+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn.

+ Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.

Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (1858)

Bài giảng Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá