Đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt

1.9 K

Với giải Câu hỏi trang 106 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 106 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.3 Bài 15 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

Sáng tạo ra chữ Nôm. 

- Triều Hồ và Tây Sơn khuyến khích sử dụng chữ Nôm trong văn tự. 

-  Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng

Văn học chữ Hán

- Phát triển và đạt nhiều thành tựu. 

- Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. 

- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,...

Văn học chữ Nôm

Từ thế kỉ XIII -XVI-XIX. 

- Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người...

Văn học dân gian

- Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-XVIII. 

- Phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,...

Lý thuyết Văn hóa

3.1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

a. Tư tưởng

- Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giả con người và các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Tư tưởng “lấy dân làm gốc” (có cội nguồn từ tư tưởng yêu nước, thương dân).

- Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

b. Tôn giáo

- Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần.

- Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiến Lê, Lý.

- Trong các thế kỉ XIII - XVI, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt

c. Tín ngưỡng

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì

- Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề… cũng phát triển

3.2. Giáo dục

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Tượng Khổng Tử trong Văn Miếu

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình).

+ Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu để khuyến khích tinh thần học tập, khoa cử của nhân dân.

3.3. Chữ viết và văn học

a. Chữ viết

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.

b. Văn học

* Văn học dân gian:

- Tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thể kỉ XVI - XVIII.

- Nội dung chủ yếu là phản ảnh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước, với nhiều thể loại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,...

* Văn học chữ viết:

Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu là: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ; Hoàng Lê nhất thống chí…

- Văn học chữ Nôm:

+ Xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI - XIX.

+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ảnh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người...

+ Tiêu biểu là tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Truyện Kiều của Nguyễn Du,…

3.4. Khoa học, kĩ thuật

- Sử học:

+ Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu); Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê); Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn); Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) …

- Địa lí: có các tác phẩm nổi tiếng như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)…

- Quân sự: có các tác phẩm nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thứ (của Trần Quốc Tuấ); Hổ Trướng khu cơ (của Đào Duy Từ)…

- Y học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam dược thần hiệu (của Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh); Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác)…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

- Toán học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh); Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)…

- Khoa học: Đúc súng thần cơ, đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu); xây dựng thành lũy…

3.5. Nghệ thuật

a. Kiến trúc - điêu khắc

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi.

- Công trình tiêu biểu:

+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...

+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….

+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,...

b. Nghệ thuật sân khấu

- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).

- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..

c. Lễ hội

- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình.

- Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Một số loại hình nghệ thuật biểu diễn và lễ hội ở Việt Nam

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 100 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 15, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt...

Câu hỏi trang 101 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt...

Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Đọc thông tin và tư liệu, hãy:...

Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.2, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt...

Câu hỏi trang 103 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.3, hãy:...

Câu hỏi trang 104 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.4, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt...

Câu hỏi trang 105 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 15.5, hãy:...

Câu hỏi trang 106 Lịch sử 10: Đọc thông tin trong Bảng 15, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật của nền văn minh Đại Việt...

Câu hỏi trang 108 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.7, hãy:...

Câu hỏi trang 109 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8, hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt...

Luyện tập 1 trang 109 Lịch sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật...

Luyện tập 2 trang 109 Lịch sử 10: Kể tên những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó...

Vận dụng 3 trang 109 Lịch sử 10: Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt...

Vận dụng 4 trang 109 Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô và bạn học...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá