Với giải Câu hỏi trang 50 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 7.8, 7.9, hãy cho biết văn minh thời Phục hưng diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào. Vì sao Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) lại là nơi khởi nguồn của nền văn minh thời Phục hưng?
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.1 Bài 7 SGK.
Bước 2: Xác định bối cảnh lịch sử văn minh thời Phục hưng.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
Bối cảnh lịch sử:
- Tây Âu lúc chịu sự thống trị của chế độ phong kiến, sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Xuất hiện giai cấp tư sản trong xã hội phong kiến, bắt đầu có sự hình thành chủ nghĩa nhân văn, nhiều trường đại học được thành lập.
- Một bộ phận muốn phục hồi lại một số nội dung của văn hóa Hy Lạp và La Mã, giai cấp tư sản đã phát triển thành một phong trào văn hóa rộng lớn, phong trào đầu tiên diễn ra ở thành phố Phờ-lo-ren (I-ta-li-a), rồi lan rộng khắp châu Âu.
Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) là nơi khởi nguồn của nền văn minh thời Phục hưng vì:
Vai trò của dòng họ Mê-đi-ci đóng vị trí quan trọng trong nền chính trị thành phố, là một dòng họ nhiều đời người là chủ ngân hàng lớn và có chủ trương khuyến khích nghệ thuật.
Lý thuyết Văn minh thời Phục hưng
2.1. Bối cảnh lịch sử
- Kinh tế và khoa học - kĩ thuật: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành; Trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
- Chính trị - xã hội:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.
- Văn hóa - tư tưởng: Chủ nghĩa nhân văn được hình thành; Nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.
=> Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Italia sau đó nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu.
2.2. Những thành tựu cơ bản
a. Thành tựu
- Văn học đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Séch-xpia)....
Tranh minh họa tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê
- Triết học:
+ Nội dung: phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người.
+ Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp),E-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),...
- Khoa học: gắn với sự liền đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học…. Tiêu biểu là Cô-péc-nich, Bru-nô vàGa-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
- Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đơ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...
Bức tranh “Bữa ăn cuối cùng”
b. Nội dung của văn hóa Phục hưng
- Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo
- Phê phán, đả kích tầng lớp quý tộc và chế độ phong kiến
- Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân; đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do, trong đó có tình yêu nam nữ.
2.3 Ý nghĩa, tác động
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
- Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;
- Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)