Với giải Câu hỏi trang 46 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Câu hỏi trang 46 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các lược đồ 7.1, 7.2, hãy phân tích tác động của điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế đến việc hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 7 SGK.
Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tác động đáng kể đến phát triển kinh tế ở Hy Lạp và La Mã:
- Trong lòng đất có nhiều khoáng sản, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải phát triển mạnh.
- Kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp, hình thức kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng phát triển, đây chính là cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
- Cư dân đa dạng, nhiều tộc người, một bộ phận người I-ta-li-ốt đã dựng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma... Họ đã sáng tạo những thành tựu rực rỡ của nền văn minh này.
Lý thuyết Văn minh Hy Lạp, La Mã
1.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Điều kiện tự nhiên:
+ Khu vực Nam Âu có 2 bán đảo là: bán đảo Italia và bán đảo Ban-căng
+ Phần lớn địa hình là đổi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cằn
+ Trong lòng đất có nhiều khoáng sản: vàng, bạc, đồng…
+ Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
Buôn bán tại cảng biển ở Hy Lạp cổ đại (minh họa)
- Dân cư:
+ Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người, như người E-ô-li-êng, người I-ô-niêng. người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng
+ Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sống ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người I-ta-li-ốt dụng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp….
- Kinh tế:
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Hình thức kinh tế điển trang trong nông nghiệp cũng phát triển.
b. Điều kiện chính trị, xã hội
- Về chính trị: vào khoảng thế kỉ VIII-VI TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã đã ra đời.
+ Ở Hy Lạp, các thành bang A-ten và X-pac là điển hình cho thể chế dân chủ cổ đại;
+ Tại La Mã, thể chế nhà nước điển hình là: cộng hòa quý tộc và đế chế
- Về xã hội: xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:
+ Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.
+ Bình dân là những người tự do, bao gồm: nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
Nô lệ bị chủ nô áp bức, bóc lột
c. Sự kế thừa nền văn minh phương Đông cổ đại
- Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.
- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... và sáng tạo, phát triển những thành tựu đó ở mức cao hơn, khái quát hơn…
1.2. Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c và La Mã đã kế thừa, phát triển thànhchữ La-tinh.
+ Chữ viết của Hy Lạp và La Mã đơn giản, linh hoạt, là nền tảng cho chữ viết theo ngữ hệ chữ La-tinh hiện nay.
Bảng chữ số La Mã
- Văn học:
+ Phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn.
+ Trong đó, nổibật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch ở-đíp làm vua của Xô-phôc-lơ.
- Triết học: chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm
+ Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu: Ta-lét, Hê-ra-clít.
+ Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu: A-rít-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông.
- Tôn giáo:
+ Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I.
+ Từ thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
Chúa Giê-su giáng sinh trong mảng cỏ
- Lịch pháp và thiên văn học: làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Khoa học:
+ Đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng: Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít, Vật lí có Ác-si-mét, Y học có Hi-pô-crát, Sử học có Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít…
Nhà khoa học Ác-si-mét (tranh minh họa)
+ Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Kiến trúc - điêu khắc: sáng tạo ra nhiều công trình tinh xảo, tráng lệ, như đến Pác-te-nông ở A-ten; Tượng Ác-si-mét (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
- Thể thao: Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng Hy Lạp cổ đại.
Đại hội thể thao Ô-lim-pic (tranh minh họa)
- Ngoài ra cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại còn có những thành tựu trên lĩnh vực Sử học, Luật pháp…
1.3. Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Hy Lạp, La Mã cổ đại
- Đóng góp cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và nhiều thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)