Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây
A. cho giai cấp chủ nỏ thiết lập chế độ trung trong tập quyền.
B. xây dựng những thành phố đông dân cư.
C. trồng các loại cây thông nghiệp lâu năm.
D. phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
B. Vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo thuộc Địa Trung Hải.
C. Các đồng bằng rộng lớn ở Địa Trung Hải.
D. Các cao nguyên rộng lớn ở châu Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. không có văn minh phương Đông cổ đại thi không thể có văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
B. chế độ quân chủ chuyên chế của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
C. các công trình kiến trúc của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại.
D. cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông để phát triển hơn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia xây dựng nền văn minh.
B. là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.
C. chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.
D. tạo điều kiện cho tầng lớp nô lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy nhà nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. thiết lập chế độ dân chủ cổ đại.
B. cho tầng lớp nô lệ tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. cho giai cấp chủ nô có tiềm lực về kinh tế, chính trị.
D. giao lưu, kế thừa văn minh phương Đông cổ đại.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. mong muốn hợp tác với giai cấp phong kiến cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.
B. có mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. muốn thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
D. muốn tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Không nộp thuế cho nhà vua.
B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.
C. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
D. Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 8 trang 20 SBT Lịch sử 10: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Hy Lạp.
B. I-ta-li-a.
C. Anh.
D. Pháp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu sẽ bùng nổ tại các thành thị trung đại.
B. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.
C. nhiều trường đại học được thành lập, tạo điều kiện phát triển các ngành nghệ thuật.
D. giai cấp phong kiến có cơ hội tiếp thu những tư tưởng tiến bộ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.
D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Trả lời:
Lĩnh vực |
Lịch và thiên văn |
Chữ viết |
Khoa học |
Tôn giáo |
Văn học |
Nghệ thuật |
Thể thao |
Thành tựu |
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Lĩnh vực |
Lịch và thiên văn |
Chữ viết |
Khoa học |
Tôn giáo |
Văn học |
Nghệ thuật |
Thể thao |
Thành tựu |
Dương lịch |
chữ Latinh |
Định lí Pi-ta-go; Lực đẩy Ác-si-mét |
Thiên Chúa giáo |
I-li-át và Ô-đi-xê |
Đền Pác-tê-nông; Tượng lực sĩ vém đĩa; Đầu trường Cô-li-lê |
Đại hội thể thao Ô-lim-píc |
Trả lời:
Ghép nối:
1 - B |
2 - A |
3 - D |
4 - C |
5 - G |
6 - E |
Trả lời:
Ghép nối:
1 - A, E |
2 - G |
3 - I |
4 - B |
5 - C |
6 - D |
Trả lời:
(*) Giới thiệu: đền Pác-tê-nông
- Thời gian xây dựng: thế kỉ V TCN.
- Địa điểm: A-ten (Hy Lạp).
- Chức năng: thờ thần A-tê-na.
- Đặc điểm kiến trúc: nguyên liệu bằng đá cẩm thạch trắng, kiểu cột Đô-rich, trong đền có nhiều bức tượng bằng ngà và vàng.
- Ý nghĩa: là đỉnh cao của nghệ thuật và là biểu tượng của văn minh Hy Lạp thời kì cổ đại, được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất và mẫu mực nhất trong lịch sử kiến trúc thế giới.
Câu 16 trang 23 SBT Lịch sử 10: Đọc đoạn tư liệu sau:
"Những kết quả nghiên cứu của các nhà bác học thời Phục hưng không những đã góp phần cống hiến to lớn vào sự phát triển khoa học của nhân loại, mà đã thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng, đã đập tan thế giới quan duy tâm thần bí của Giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ”. (Lịch sử thế giới trung đại, Lương Ninh, Đặng Đức An)
Hãy
a) Gạch chân các cụm từ thể hiện ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
b) Trình bày ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
Trả lời:
Yêu cầu a) Gạch chân dưới các cụm từ sau:
- Góp phần cống hiến to lớn vào sự phát triển khoa học của nhân loại
- Là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng
- Xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
Yêu cầu b) Ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
- Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
- Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
- Đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ.
- Là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng, văn học; là sự sáng tạo trong khoa học; là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật.
- Là cầu nối từ văn hoá phong kiến sang văn hoá tư sản, khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây
Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
1. Văn minh Hy Lạp, La Mã
1.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Điều kiện tự nhiên:
+ Khu vực Nam Âu có 2 bán đảo là: bán đảo Italia và bán đảo Ban-căng
+ Phần lớn địa hình là đổi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cằn
+ Trong lòng đất có nhiều khoáng sản: vàng, bạc, đồng…
+ Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
Buôn bán tại cảng biển ở Hy Lạp cổ đại (minh họa)
- Dân cư:
+ Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người, như người E-ô-li-êng, người I-ô-niêng. người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng
+ Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sống ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người I-ta-li-ốt dụng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp….
- Kinh tế:
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Hình thức kinh tế điển trang trong nông nghiệp cũng phát triển.
b. Điều kiện chính trị, xã hội
- Về chính trị: vào khoảng thế kỉ VIII-VI TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã đã ra đời.
+ Ở Hy Lạp, các thành bang A-ten và X-pac là điển hình cho thể chế dân chủ cổ đại;
+ Tại La Mã, thể chế nhà nước điển hình là: cộng hòa quý tộc và đế chế
- Về xã hội: xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:
+ Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.
+ Bình dân là những người tự do, bao gồm: nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
Nô lệ bị chủ nô áp bức, bóc lột
c. Sự kế thừa nền văn minh phương Đông cổ đại
- Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.
- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... và sáng tạo, phát triển những thành tựu đó ở mức cao hơn, khái quát hơn…
1.2. Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c và La Mã đã kế thừa, phát triển thànhchữ La-tinh.
+ Chữ viết của Hy Lạp và La Mã đơn giản, linh hoạt, là nền tảng cho chữ viết theo ngữ hệ chữ La-tinh hiện nay.
Bảng chữ số La Mã
- Văn học:
+ Phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn.
+ Trong đó, nổibật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch ở-đíp làm vua của Xô-phôc-lơ.
- Triết học: chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm
+ Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu: Ta-lét, Hê-ra-clít.
+ Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu: A-rít-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông.
- Tôn giáo:
+ Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I.
+ Từ thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
Chúa Giê-su giáng sinh trong mảng cỏ
- Lịch pháp và thiên văn học: làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Khoa học:
+ Đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng: Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít, Vật lí có Ác-si-mét, Y học có Hi-pô-crát, Sử học có Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít…
Nhà khoa học Ác-si-mét (tranh minh họa)
+ Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Kiến trúc - điêu khắc: sáng tạo ra nhiều công trình tinh xảo, tráng lệ, như đến Pác-te-nông ở A-ten; Tượng Ác-si-mét (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
- Thể thao: Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng Hy Lạp cổ đại.
Đại hội thể thao Ô-lim-pic (tranh minh họa)
- Ngoài ra cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại còn có những thành tựu trên lĩnh vực Sử học, Luật pháp…
1.3. Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Hy Lạp, La Mã cổ đại
- Đóng góp cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và nhiều thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
2. Văn minh thời Phục hưng
2.1. Bối cảnh lịch sử
- Kinh tế và khoa học - kĩ thuật: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành; Trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
- Chính trị - xã hội:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.
- Văn hóa - tư tưởng: Chủ nghĩa nhân văn được hình thành; Nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.
=> Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Italia sau đó nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu.
2.2. Những thành tựu cơ bản
a. Thành tựu
- Văn học đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Séch-xpia)....
Tranh minh họa tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê
- Triết học:
+ Nội dung: phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người.
+ Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp),E-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),...
- Khoa học: gắn với sự liền đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học…. Tiêu biểu là Cô-péc-nich, Bru-nô vàGa-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
- Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đơ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...
Bức tranh “Bữa ăn cuối cùng”
b. Nội dung của văn hóa Phục hưng
- Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo
- Phê phán, đả kích tầng lớp quý tộc và chế độ phong kiến
- Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân; đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do, trong đó có tình yêu nam nữ.
2.3 Ý nghĩa, tác động
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
- Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;
- Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.