Với giải Luyện tập 2 trang 107 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Luyện tập 2 trang 107 Lịch sử 10: Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau:
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
|||
Hoạt động kinh tế |
|||
Đời sống vật chất |
|||
Đời sống tinh thần |
Phương pháp giải:
Bước 1: Xem lại nội dung mục 1.b, 2.b, 3.b SGK Mĩ thuật 2 KNTT
Bước 2: Chọn các ý chính gắn với mỗi lĩnh vực (như ảnh) để hoàn thành bài.
Trả lời:
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
Nhà nước Văn Lang: cách ngày nay 2700 năm Nhà nước Âu Lạc (208 TCN- 179 TCN) |
Năm 192; nhà nước Lâm Ấp ra đời |
Đầu công nguyên, vương quốc Phù Nam ra đời Từ thế kỉ II-V trở thành vương quốc hùng mạnh |
Hoạt động kinh tế |
Trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp phát triển Đỉnh cao kỹ thuật đúc đồng |
Trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán đường biển |
Trung tâm buôn bán thương mại Nghề thủ công và nông nghiệp phát triển |
Đời sống vật chất |
Bữa ăn: cơm, rau, cá Lương thực chính: lúa gạo Trang phục: nữ mặc váy yếm, nam đón khố, cởi trần, đi chân đất. Nhà ở: chủ yếu nhà sàn Đi lại: bằng đường thủy, phương tiện thuyền bè |
Trang phục chính là “ka-ma”, vua quan đi dép, giày. Phụ nữ đeo trang sức Nhà ở: nhà trệt xây bằng gạch nung |
Ở: nhà sàn gỗ, lợp mái lá Đi lại: chủ yếu bằng thuyền Trang phục: đàn ông đóng khố, ở trần, nữ mặc váy, đeo trang sức |
Đời sống tinh thần |
Thờ vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực Trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật |
Thờ cúng tổ tiên, sinh thực khí. Tiếp thu Phậ giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo |
Tín ngưỡng đa thần, thờ sinh thực khí Tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo Chôn người chết dưới nhiều hình thức |
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Đáp án đúng là: D
Về tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực. (SGK - Trang 98)
Câu 2. Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Trung Hoa.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Ai Cập.
D. Văn minh Lưỡng Hà.
Đáp án đúng là: B
Từ thời văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã tiếp xúc với văn minh Ấn Độ. Thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, mô hình tổ chức nhà nước và pháp luật của Ấn Độ đã được du nhập. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ. (SGK - Trang 100)
Câu 3. Ai là người có công lập nên nhà nước Chăm-pa?
A. Thục Phán.
B. Tượng Lâm.
C. Khu Liên.
D. Lâm Ấp.
Đáp án đúng là: C
Trong hai thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm ở quận Nhật Nam liên tục đấu tranh chống lại ách cai trị của nhà Hán. Đến năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam). (SGK - Trang 100)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 103 Lịch sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm pa...
Câu hỏi trang 104 Lịch sử 10: Hãy cho biết những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam...
Câu hỏi 1 trang 107 Lịch sử 10: Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam...
Câu hỏi 2 trang 107 Lịch sử 10: Hãy giới thiệu một số thành tựu tiêu mà em ấn tượng nhất...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam