Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 11 (Kết nối tri thức): Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

5.1 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 19 dưới đây

Câu 1 trang 62 SBT Lịch Sử 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.

B. Văn hoá Đông Sơn.

C. Văn hoá Óc Eo.

D. Văn hoá Đồng Nai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 62 SBT Lịch Sử 10: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng Phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ.

D. Tiền đồng Óc Eo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 62 SBT Lịch Sử 10: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là

A. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Lạc dân.

B. Vua - Vương công, quý tộc - Bồ chính.

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính,

D. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Tủ trưởng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 62 SBT Lịch Sử 10: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. Khoáng sản phong phú.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 62 SBT Lịch Sử 10: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.

C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, ...

D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Nôm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?

A. Lễ hội Ka-tê.

B. Lễ hội Oóc Om Bóc.

C. Lễ hội Cơm mới.

D. Lễ hội Lồng tồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 11 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.

C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.

D. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 12 trang 63 SBT Lịch Sử 10: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.

D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 13 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Óc Eo là tên gọi của

A. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.

B. một tỉnh thuộc Nam Bộ.

C. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.

D. một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 14 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.

B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.

C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.

D. Kinh tế vườn - ao - chuồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 15 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

A. Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Nho giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 16 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.

B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.

D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 17 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?

A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.

C. Hình thành ở lưu vực các con sông.

D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 18 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cố nào?

A. Văn Lang và Âu Lạc.

B. Chăm-pa và Phù Nam.

C. Văn Lang và Phù Nam.

D. Văn Lang và Chăm-pa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 19 trang 64 SBT Lịch Sử 10: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Phật viện Đông Dương.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đồng tiền cổ Óc Eo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 65 SBT Lịch Sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.

D. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

E. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

G. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.

H. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.

I. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,.. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.

K. Chữ Chăm cổ được sáng tạo dựa vào chữ Phạn và được sử dụng đến ngày nay.

L. Tín ngưỡng của người Phù Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Lời giải:

- Những câu đúng: C, D, E, I, K, L.

- Những câu sai: A, B, G, H.

Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch Sử 10: Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử

Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử

Lời giải:

Ghép:

1 - a; 2 - i; 3 - C;

4 - b; 5 - e; 6 - d;

7- g; 8 - h

Bài tập 4 trang 66 SBT Lịch Sử 10: Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Lời giải:

Ghép:

1 (Văn minh Văn Lang - Âu Lạc) - Hình 1, 4, 6, 7.

2 (Văn minh Chăm-pa) - Hình 2, 5, 8.

3 (Văn minh Phù Nam) - Hình 3, 9, 10.

Bài tập 5:

Câu 5.1 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Lời giải:

Phần 5.1: Hệ thống: cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Cơ sở

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

- Hình thành ở vùng vùng hạ lưu sông Mê Công

Xã hội

Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

Cư dân Việt cổ sống thành từng làng

- Cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh.

- Cơ cấu xã hội dạng lãnh địa / liên minh cụm làng

- Có một số nhóm người khác cùng với cư dân Sa Huỳnh xây dựng nền văn minh

Có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp hình thành.

- Người bản địa và cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng xây dựng và phát triển văn minh.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

 

Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

Câu 5.2 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Căn cứ vào kết quả của Bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy

Lời giải:

Phần 5.2: So sánh cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

   

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Giống

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành và phát triển gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn, như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã…; sông Thu Bồn và sông Mê Công…

Cơ sở

xã hội

- Làng là tổ chức xã hội phổ biến

- Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

Khác

Địa bàn

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Đời sống

kinh tế

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp.

- Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước và sản xuất thủ công nghiệp; các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Thương mại đường biển rất phát triển, cảng Óc Eo là trung tâm thương mại sầm uất

Cơ sở

Xã hội

- Người Việt cổ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người Sa Huỳnh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) cùng xây dựng và phát triển văn minh

Cơ sở

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Bài tập 6 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau

Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

?

?

?

Hoạt động kinh tế

?

?

?

Đời sống vật chất

?

?

?

Đời sống tinh thần

?

?

?

Lời giải:

Thành tựu trên

các lĩnh vực

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội

- Nhà nước Văn Lang (thế kỉ VII - 208 TCN)

- Nhà nước Âu Lạc

(208 - 179 TCN)

- Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

- Năm 192, nhà nước Lâm Ấp ra đời, đến thế kỉ VII, đổi tên là Chăm-pa

- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền.

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào thế kỉ I, phát triển mạnh ở các thế kỉ III - V

- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền.

Hoạt động

kinh tế

- Hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước

- Kết hợp với sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp, khai thác lâm sản

- Buôn bán đường biển phát triển

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp

- Phát triển mạnh về buôn bán qua đường biển

Đời sống

Vật chất

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè

- Ở nhà sàn

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Xây nhà trệt bằng gạch nung

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè

- Ở nhà sàn

Đời sống

Tinh thần

- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên

- Âm nhạc - nghệ thuật khá phát triển

- Tổ chức nhiều lễ hội gắn với các nghi lễ truyền thống

- Tiếp thu các tôn giáo và phong cách kiến trúc của Ấn Độ

- Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ

- Nghệ thuật kim hoàn phát triển cao

- Có tục: hỏa táng, thủy táng, điểu táng.

Bài tập 7:

Câu 7.1 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Khai thác tư liệu sau giúp em nhận thức được điều gì về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho điều em nhận thức được

TƯ LIỆU. Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173)

Lời giải:

Phần 7.1: Khai thác tư liệu giúp em biết được:

+ Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (thể hiện qua chi tiết: nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai)

+ Giá trị, ý nghĩa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (thể hiện qua chi tiết: vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc)

Câu 7.2 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Trình bày quan điểm của em về nhận định sau: Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

Lời giải:

Phần 7.2

Đồng ý với quan điểm cho rằng: Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

- Vì: mỗi nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; Chăm-pa và Phù Nam đều có những nét độc đáo, mang bản sắc riêng, góp phần vào nền văn hóa chung, đa dạng của Việt Nam.

Bài tập 8 trang 67 SBT Lịch Sử 10: Sưu tầm thêm tư liệu về một thành tựu văn minh cổ trên đất nước Việt Nam mà em ấn tượng nhất và làm thành một bài giới thiệu (dạng slide, video, clip ngắn,...).

Lời giải:

- Giới thiệu: Thánh địa Mỹ Sơn (thành tựu của nền Văn minh Chăm-pa)

Hình thức trình bày: Infographic

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)

Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bài 12: Văn minh Đại Việt

Đề kiểm tra giữa học kì 2

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

I. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn) có nguồn gốc bản địa

- Chủ nhân là các cộng đồng người Việt cổ

- Thời gian: đầu thiên niên kỉ ITCN đến vài thế kỉ đầu Cống nguyên

- Địa bàn: khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Khu vực này đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,... thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước

- Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,... thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.

* Cơ sở xã hội

- Có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

- Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn đến: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phần hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.

Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thuỷ, làm thuỷ lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung. Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tiền để cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.

b) Một số thành tựu tiêu biểu

* Sự ra đời của nhà nước

- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.

- Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương, giúp việc cho vua cũng là lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các lạc tướng cai quản.

* Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Cư dân đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đồi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi tưới tiêu).

+ Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp thời Văn Lang – Âu Lạc

- Thủ công nghiệp:

+ Một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,...) phát triển mạnh mẽ.

+ Nghề luyện kim đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo (công cụ lao động, đồ trang sức, vũ khí, trống đồng, thạp đồng...).

* Đời sống vật chất

- Ẩm thực:

+ Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...

+ Lương thực chính là lúa gạo;

+ Thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

- Trang phục:

+ Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó.

+ Cư dân thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...

- Nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.

* Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tục:

+ Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng

+ Thờ các vị thần tự nhiên

+ Tín ngưỡng phồn thực.

- Nghệ thuật: cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao. Thể hiện ở: đồ trang sức, các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…

- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

II. Văn minh Chăm-pa

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

Văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV) trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.

* Cơ sở xã hội

Khoảng thế kỉ V TCN, cư dân văn hoá Sa Huỳnh cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.

- Cơ cấu xã hội Sa Huỳnh là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.

- Sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội này là cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này.

- Ngoài ra, có thể có một số nhóm người khác cùng kết hợp với người Sa Huỳnh tạo nên nền văn minh Chăm-pa.

* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

- Từ thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã tiếp xúc với văn minh Ấn Độ. Thông qua tầng lớp thương nhân Ấn Độ, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, mô hình tổ chức nhà nước và pháp luật đã được du nhập.

- Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

b) Một số thành tựu tiêu biểu

* Sự ra đời của nhà nước

- Trong hai thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm ở quận Nhật Nam liên tục đấu tranh chống lại ách cai trị của nhà Hán. Đến năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của ngoại bang lập ra nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam).

- Tổ chức nhà nước:

+ Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua (thường được đồng nhất với một vị thần), có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị quan đại thần (một quan văn, một quan võ).

+ Cấp địa phương, chia thành các châu - huyện - làng và giao cho các vị quan quản lí.

* Kinh tế

- Hoạt động kinh tế đa dạng:

+ Trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông

+ Chăn nuôi gia súc

+ Làm nghề thủ công (làm gốm, dệt, luyện kim,...).

+ Hoạt động buôn bán qua đường biển khá phát triển do nằm trên tuyến đường buôn bán quốc tế.

* Chữ viết

- Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. Chữ Chăm cổ được coi là loại chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á.

- Trải qua thời gian, hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay.

* Đời sống vật chất

- Trang phục:

+ Trang phục chính của người Chăm xưa là một mảnh vải (gọi là “ka-ma”) quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng đến chân, mùa đông họ khoác thêm một cái áo dày.

+ Dân chúng đều đi chân đất, chỉ có vua, quan đi dép hoặc giày.

+ Phụ nữ Chăm thường đeo một số đồ trang sức: hoa tai, vòng cổ,...

- Ẩm thực: thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...

- Người dân ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét vôi ngoài.

* Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội

+ Cư dân Sa Huỳnh đã duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống: vạn vật hữu linh, thời sinh thực khí, thờ cúng tổ tiên,…

+ Người Chăm-pa cũng tiếp thu nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,...

+ Gắn liền với các tôn giáo là hệ thống lễ hội đặc sắc được đồng bào Chăm tổ chức hằng năm tại các cụm di tích tháp Chăm.

- Kiến trúc - điêu khắc:

+ Trên dải đất miền Trung Việt Nam còn nhiều di tích, công trình kiến trúc, tôn giáo quan trọng của Vương quốc Chăm-pa, tiêu biểu như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), tháp Mỹ Khánh (Huế), tháp Cánh Tiên, Dương Long (Bình Định), tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hoà)...

+ Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa đặc sắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điều trang trí trên các đài thờ, đền tháp,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Tháp bà Pô-na-gar (Khánh Hòa)

III. Văn minh Phù Nam

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công.

- Hằng năm, nơi đây được phù sa bồi đắp tạo thành đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khu vực này có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện cho thuyền bè lưu thông

* Cơ sở xã hội

- Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

+ Khoảng cuối thiên niên kỉ I TCN, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển; cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp hình thành, chuẩn bị cho sự ra đời của các đô thị sơ khai ở một số vùng đất thuộc Nam Bộ.

+ Từ thời văn hoá tiền Óc Eo, vùng đất này đã là nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người. Cư dân bản địa cư trú lâu đời kết hợp với những cư dân Nam Đảo di cư đến, họ cùng nhau xây dựng, phát triển và tạo nên tiền đề cho sự thành lập Vương quốc Phù Nam sau này.

* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

- Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ, được truyền bá chủ yếu thông qua hoạt động thương mại biển.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện ngay trong truyền thuyết về sự ra đời của Vương quốc Phù Nam và trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo,...

b) Một số thành tựu tiêu biểu

* Sự ra đời của nhà nước

- Vào khoảng đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam đã được thành lập trên cơ sở tập hợp nhiều tộc người, nhiều tiểu quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực cao nhất, cai trị bằng cả vương quyền và thần quyền; giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước Phù Nam ngày càng được hoàn thiện. Phù Nam vươn lên trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.

* Hoạt động kinh tế

- Phù Nam trở thành một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Thương nhân từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,... đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi, buôn bán..

- Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam cũng khá phát triển.

* Đời sống vật chất

- Nhà ở: Cư dân Phù Nam chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá, phù hợp với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm

- Ẩm thực: lương thực, thực phẩm chính của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt và thuỷ, hải sản.

- Trang phục tương đối đơngiản: đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo một số đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai,...

- Phương tiện đi lại: cư dân Phù Nam đi lại chủ yếu bằng thuyền trên kênh, rạch, sông ngòi

* Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng, tôn giáo

+ Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, duy trì tín ngưỡng phồn thực.

+ Trong quá trình giao lưu buôn bán với Ấn Độ, người Phù Nam đã tiếp nhận các tôn giáo như: Phật giáo, Hin-đu giáo,...

- Phong tục, tập quán:

+ Phong tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức như thuỷ táng (thả xác xuống sông), hoả táng (đốt xác), thổ táng (chôn dưới đất) và điểu táng (để xác ngoài đồng cho chim ăn).

+ Khi gia đình có tang, người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.

Đánh giá

0

0 đánh giá