Giải SBT Toán 10 trang 96 Tập 2 Chân trời sáng tạo

471

Với lời giải SBT Toán 10 trang 96 Tập 2 chi tiết trong Bài 1: Không gian mẫu và biến cố sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 10 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố

Bài 2 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2Tung một đồng xu ba lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề:

A =SSS; NSS;SNS,NNSB=SSN;SNS;NSS

 

Lời giải:

Phát biểu dưới dạng mệnh đề của hai biến cố là

A: “lần tung thứ ba xuất hiện mặt sấp”.

B: “Có đúng một lần xuất hiện mặt ngửa”.

Bài 3 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2Một hộp chứa 5 quả bóng xanh, 4 quả bóng đỏ có kích thước và khối lượng như nhau. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử lấy ra ngẫu nhiên một quả bóng từ hộp.

Lời giải:

Kí hiệu 5 quả bóng xanh lần lượt là X1; X2; X3; X4; X5 và 4 quả bóng đỏ lần lượt là Đ1; Đ2; Đ3; Đ4. Không gian mẫu của phép thử là:

Ω: { X1; X2; X3; X4; X5; Đ1; Đ2; Đ3; Đ4}.

Bài 4 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2: Trường mới của bạn Dũng có 3 câu lạc bộ ngoại ngữ là câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Bồ Đào Nha và câu lạc bộ tiếng Campuchia.

a) Dũng chọn ngẫu nhiên 1 câu lạc bộ ngoại ngữ để tìm hiểu thông tin. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử nêu trên.

b) Dũng thử chọn ngẫu nhiên 1 câu lạc bộ ngoại ngữ để tham gia trong học kì 1 và 1 câu lạc bộ ngoại ngữ khác để tham gia trong học kì 2. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử nêu trên.

Lời giải:

Kí hiệu 3 câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Campuchia lần lượt là A, B, C.

a) Không gian mẫu của phép thử Dũng chọn ngẫu nhiên 1 câu lạc bộ ngoại ngữ để tìm hiểu thông tin là Ω: {A; B; C}.

b) Không gian mẫu của phép thử Dũng thử chọn ngẫu nhiên 1 câu lạc bộ ngoại ngữ để tham gia trong học kì 1 và 1 câu lạc bộ ngoại ngữ khác để tham gia trong học kì 2 là Ω: {AB; BA; AC; CA; BC; CB}.

Bài 5 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2Gieo ngẫu nhiên 3 con xúc xắc cân đối và đồng chất.

a) Hãy tìm một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể liên quan đến phép thử.

b) Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử.

c) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con

xúc xắc là số lẻ”.

Lời giải:

a) Biến cố chắc chắn: “Tích số chấm xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 1”

Biến cố không thể: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 18”

b) Không gian mẫu của phép thử Ω: {i, j, k | 1 ≤ i, j, k ≤ 6}

Trong đó i là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc thứ nhất; j là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc thứ hai, k là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc thứ ba.

c) “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc là số lẻ”

Để tích số chấm trên 3 con xúc xắc là số lẻ thì số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc phải là số lẻ.

Mỗi con xúc sắc đều có 3 số lẻ nên ta có: 3.3.3 = 27 kết quả thuận lợi cho biến cố.

Bài 6 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2Một bình chứa 10 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. Tùng và Cúc mỗi người lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ bình.

a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.

b) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng hai số ghi trên hai quả bóng

lấy ra bằng 10”?

c) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích hai số ghi trên hai quả bóng lấy ra chia hết cho 3”?

Lời giải:

a) Không gian mẫu của phép thử Ω: {(i, j) | 1 ≤ i, j ≤ 10; i ≠ j}. Trong đó (i, j) kí hiệu kết quả Tùng chọn được quả đánh số i và Cúc chọn được quả bóng đánh số j.

b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng hai số ghi trên hai quả bóng lấy ra bằng 10” là: (1; 9); (2; 8); (3; 7); (4; 6); (9; 1); (8; 2); (7; 3); (6; 4).

Vậy có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích hai số ghi trên hai quả bóng lấy ra chia hết cho 3”.

Ta có để i.j chia hết cho 3 thì có ít nhất một trong hai số i, j phải chia hết cho 3.

Trường hợp 1. i  chia hết cho 3; j không chia hết cho 3

Ta có i có 3 cách chọn (chọn một trong các số 3; 6; 9)

j có 7 cách chọn (chọn một trong các số 1; 2; 4; 5; 7; 8; 10)

Vì vậy có 3.7 = 21 kết quả

Trường hợp 2. j  chia hết cho 3; i không chia hết cho 3

Ta có j  có 3 cách chọn (chọn một trong các số 3; 6; 9)

i có 7 cách chọn (chọn một trong các số 1; 2; 4; 5; 7; 8; 10)

vậy có 3.7 = 21 kết quả

Trường hợp 3. Cả i; j đều chia hết cho 3

i có 3 cách chọn (chọn một trong các số 3; 6; 9)

j có 2 cách chọn (i ≠ j nên j chọn một trong các số 3; 6; 9 bỏ đi số i đã chọn)

Vậy có 3.2 = 6 kết quả

Số kết quả thuận lợi cho biến cố là: 21 + 21 + 6 = 48 kết quả.

Bài 7 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2Lớp 10A có 20 bạn nam, 25 bạn nữ, lớp 10B có 23 bạn nam, 22 bạn nữ. Chọn ra ngẫu nhiên từ mỗi lớp 2 bạn để phỏng vấn. Tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố:

a) “Cả 4 bạn được chọn đều là nữ”;

b) “Trong 4 bạn được chọn có 3 bạn nam và 1 bạn nữ”.

Lời giải:

a) “Cả 4 bạn được chọn đều là nữ”

Vì cả 4 bạn đều là nữ mà mỗi lớp chọn ra hai bạn nên ta có lớp 10A chọn ra 2 bạn nữ trong 25 bạn nữ; lớp 10B chọn ra 2 bạn nữ trong 22 bạn nữ

Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố là: C252.C222  = 69300.

b) “Trong 4 bạn được chọn có 3 bạn nam và 1 bạn nữ”

Vì trong 4 bạn được chọn có 3 bạn nam và 1 bạn nữ mà mỗi lớp chọn ra 2 bạn nên ta có các trường hợp sau

Trường hợp 1. Lớp 10A chọn 2 bạn nam trong 20 bạn nam; lớp 10B chọn 1 bạn nam trong 23 bạn nam và 1 bạn nữ trong 22 bạn nữ nên ta có số kết quả thuận lợi là: C202.C231.C221  = 96140

Trường hợp 2. Lớp 10A chọn 1 bạn nam trong 20 bạn nam và 1 bạn nữ trong 25 bạn nữ; lớp 10B chọn 2 bạn nam trong 23 bạn nam nên ta có số kết quả thuận lợi là: C201.C251.C232  = 126500

Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố là: 96140 + 126500 = 222640.

Bài 8 trang 96 SBT Toán 10 Tập 2: Một hợp tác xã cung cấp giống lúa của 7 loại gạo ngon ST24, MSI9RMTT, ST25, Hạt Ngọc Rồng, Ngọc trời Thiên Vương, gạo đặc sản VD20 Gò Công Tiền Giang, gạo lúa tôm Kiên Giang. Bác Bình và bác An mỗi người chọn 1 trong 7 loại giống lúa trên để gieo trồng cho vụ mới.

a) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bác Bình và An chọn hai giống lúa giống nhau”?

b) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Có ít nhất một trong hai bác chọn

giống lúa ST24”?

Lời giải:

a) “Hai bác Bình và An chọn hai giống lúa giống nhau”

Ta có bác Bình có 7 cách chọn giống lúa và bác An có 1 cách chọn giống lúa (vì bác Bình có thể chọn một trong 7 giống lúa còn bác An chọn đúng giống mà bác Bình đã chọn). Vậy có 7.1 = 7 kết quả thuận lợi cho biến cố.

b) “Có ít nhất một trong hai bác chọn giống lúa ST24”

Trường hợp 1. Bác Bình chọn giống ST24 và bác An không chọn giống ST24 có 1.6 = 6 kết quả.

Trường hợp 2. Bác An chọn giống ST24 và bác Bình không chọn giống ST24 có 1.6 = 6 kết quả

Trường hợp 3. Cả 2 bác Bình và bác An đều chọn giống ST24 có 1.1 = 1 kết quả

Vậy có 6 + 6 + 1 = 13 kết quả thuận lợi cho biến cố.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 10 trang 95 Tập 2

Giải SBT Toán 10 trang 97 Tập 2

Xem thêm các bài giải SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ

Bài tập cuối chương 9

Bài 1: Không gian mẫu và biến cố

Bài 2: Xác suất của biến cố

Bài tập cuối chương 10

Đánh giá

0

0 đánh giá