Giải SBT Toán 10 trang 82 Tập 1 Kết nối tri thức

483

Với lời giải SBT Toán 10 trang 82 Tập 1 chi tiết trong Bài tập cuối chương 5 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 5

Bài 5.23 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Trung vị của mẫu số liệu trong Bài 5.22 là

A. 6;

B. 7;

C. 7,5;

D. 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được:

5        7        7        7        8        8        9        10.

Vì n = 8 là số chẵn nên trung vị của dãy số liệu trên là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa (số liệu thứ 4 và thứ 5) của mẫu đã sắp xếp.

Do đó Me = 7+82=7,5

Ta chọn phương án C.

Bài 5.24 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:  

Bổ sung thêm số 9 vào mẫu số liệu trong Bài 5.22 thì trung vị của mẫu số liệu mới là

A. 6;

B. 7;

C. 7,5;

D. 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bổ sung số 9 vào mẫu số liệu ban đầu và sắp xếp mẫu số liệu mới theo thứ tự không giảm ta được:

5        7        7        7        8        8        9        9        10.

Vì n = 9 là số lẻ nên trung vị của dãy số liệu trên là giá trị chính giữa (số liệu thứ 5) của mẫu đã sắp xếp.

Do đó Me = 8.

Ta chọn phương án D.

Bài 5.25 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Cho mẫu số liệu sau:

 

156    158    160    162    164.

Nếu bổ sung hai giá trị 154, 167 vào mẫu số liệu này thì so với mẫu số liệu ban đầu:

A. Trung vị và số trung bình đều không thay đổi;

B. Trung vị thay đổi, số trung bình không thay đổi;

C. Trung vị không thay đổi, số trung bình thay đổi;

D. Trung vị và số trung bình đều thay đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

– Xét dãy dữ liệu ban đầu:

156    158    160    162    164.

• Số trung bình là:

x¯=156+158+160+162+1645=160

• Vì n = 5 là số lẻ nên trung vị của mẫu số liệu là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3) của mẫu số liệu đã sắp xếp.

Do đó Me = 160.

– Bổ sung hai giá trị 154, 167 vào mẫu số liệu ban đầu và sắp xếp mẫu số liệu mới theo thứ tự không giảm ta được:

154    156    158    160    162    164    167.

• Số trung bình là:

x¯=154+156+158+160+162+164+1677160,14.

• Vì n = 7 là số lẻ nên trung vị của mẫu số liệu là giá trị chính giữa (số liệu thứ 4) của mẫu số liệu đã sắp xếp.

Do đó Me = 160.

Vậy nếu bổ sung hai giá trị 154, 167 vào mẫu số liệu này thì so với mẫu số liệu ban đầu:

Trung vị không thay đổi, số trung bình thay đổi.

Ta chọn phương án C.

Bài 5.26 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Cho mẫu số liệu sau:

156    158    160    162    164.

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu trên là

A. 156;

B. 157;

C. 158;

D. 159.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Xét mẫu số liệu:

156    158    160    162    164.

• Vì n = 5 là số lẻ nên trung vị của mẫu số liệu là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3) của mẫu số liệu đã sắp xếp.

Do đó Q2 = 160.

• Nửa số liệu bên trái Q2 là: 156; 158.

Dãy này gồm 2 số liệu, n = 2 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai giá trị.

Do đó Q1 = 156+1582=157.

Vậy tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu đã cho là Q1 = 157.

Ta chọn phương án B.

Bài 5.27 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Mẫu số liệu trong Bài 5.26 có khoảng biến thiên là

A. 2;

B. 4;

C. 6;

D. 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xét mẫu số liệu:

156    158    160    162    164.

Giá trị thấp nhất, cao nhất tương ứng là 156; 164.

Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là:

R = 164 – 156 = 8.

Ta chọn phương án D.

Bài 5.28 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Mẫu số liệu mà tất cả các số trong mẫu này bằng nhau có phương sai là

A. –1;

B. 0;

C. 1;

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Giả sử mẫu số liệu x1, x2, … , xn có x1 = x2 = … = xn = x

Khi đó:

• Số trung bình là:  = x.

• Phương sai là:

s2=x1x¯2+x2x¯2+...+xnx¯2n

=xx2+xx2+...+xx2n=0.

Ta chọn phương án B.

Bài 5.29 trang 82 SBT Toán 10 Tập 1:

Số giá trị trong mẫu số liệu nhỏ hơn tứ phân vị dưới Q1 chiếm khoảng

A. 25% số giá trị của dãy;

B. 50% số giá trị của dãy;

C. 75% số giá trị của dãy;

D. 100% số giá trị của dãy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số giá trị trong mẫu số liệu nhỏ hơn tứ phân vị dưới Q1 chiếm khoảng 25% số giá trị của dãy.

Ta chọn phương án A.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 10 trang 81 Tập 1

Giải SBT Toán 10 trang 83 Tập 1

Giải SBT Toán 10 trang 84 Tập 1

Xem thêm các bài giải SBT Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán

Bài tập cuối chương 5

Bài 15: Hàm số

Bài 16: Hàm số bậc hai

Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai

Đánh giá

0

0 đánh giá