Giải SBT Toán 7 trang 18 Tập 2 Cánh diều

1.5 K

Với lời giải SBT Toán 7 trang 18 Tập 2 chi tiết trong Bài 4: Biểu đồ quạt tròn sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 4: Biểu đồ quạt tròn

Bài 13 trang 18 SBT Toán 7 Tập 2:

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 18 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Biểu đồ quạt tròn - Cánh diều (ảnh 1)

a) Theo kế hoạch của gia đình bác Hạnh, có bao nhiêu phần trăm chi tiêu dành cho việc học hành? Ăn uống? Mua sắm? Đi lại? Tiết kiệm?

b) Theo kế hoạch, số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống gấp bao nhiêu lần số tiền dành cho đi lại (làm tròn kết quả đến phần mười)?

c) Tính số tiền gia đình bác Hạnh tiết kiệm hàng tháng theo kế hoạch, biết tổng thu nhập hàng tháng của gia đình bác Hạnh là 25 triệu đồng.

Lời giải:

a) Dựa vào biểu đồ hình quạt ở Hình 18, ta xác định được theo kế hoạch của gia đình bác Hạnh, tỉ số phần trăm chi tiêu dành cho học hành, ăn uống, mua sắm, đi lại, tiết kiệm lần lượt là: 25%, 32%, 17%, 18%, 8%.

b) Dựa vào biểu đồ hình quạt ở Hình 18ta có số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống chiếm 32%, số tiền dành cho đi lại chiếm 18%.

Khi đó, số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống gấp số lần số tiền dành cho đi lại là:

32%18%=3218  1,8 (lần).

Vậy số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống gấp 1,8 lần số tiền dành cho đi lại.

c) Dựa vào biểu đồ ta có số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho tiết kiệm chiếm 8%, mà tổng thu nhập hàng tháng của bác Hạnh là 25 triệu đồng.

Khi đó, số tiền gia đình bác Hạnh tiết kiệm hàng tháng theo kế hoạch là:

25 . 8% = 25 . 8100  = 2 (triệu đồng).

Vậy theo kế hoạch, hàng tháng gia đình bác Hạnh tiết kiệm được 2 triệu đồng.

Bài 14 trang 18 SBT Toán 7 Tập 2:

Kết quả học tập Học kì I của học sinh lớp 7A được đánh giá ở bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 19 biểu diễn kết quả học tập Học kì I (tính theo tỉ số phần trăm) của học sinh lớp 7A theo bốn mức trên.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Biểu đồ quạt tròn - Cánh diều (ảnh 1)

a) Có bao nhiêu phần trăm học sinh lớp 7A có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt? Mức Khá? Mức Đạt? Mức Chưa đạt?

b) Tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt bằng bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Lời giải:

a) Dựa vào biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 19, ta xác định được tỉ số phần trăm học sinh lớp 7A có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt, mức Khá, mức Đạt, mức Chưa đạt lần lượt là: 5%, 57%, 35%, 3%.

b) Ta có:

• Tổng tỉ số phần trăm học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt là: 35% + 3% = 38%.

• Tổng tỉ số phần trăm học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá là:

5% + 57% = 62%.

Như vậy, tỉ số phần trăm giữa tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt  tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá là:

38%62% . 100% = 3862 . 100%  61,3%.

Vậy tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt xấp xỉ bằng 61,3% tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 7 trang 17 Tập 2

Giải SBT Toán 7 trang 19 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá