20 Bài tập Góc ở vị trí đặc biệt có đáp án – Toán 7

13.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt

A. Bài tập Góc ở vị trí đặc biệt

A.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Biết góc xOz và xOt là hai góc kề bù. Hãy tính góc xOt.

Hướng dẫn giải

Vì góc xOz và góc xOt là hai góc kề bù nên xOz^+xOt^=180°.

Suy ra 75°+xOt^=180° suy ra xOt^=180°75°=105°.

Vậy xOt^=105°.

Bài 2. Tìm x trong hình vẽ

Hướng dẫn giải

Góc aOc và góc cOb kề bù, mà cOb^=90° (góc vuông).

Nên aOc^=180°cOb^=180°90°=90°.

Ta có góc aOm và góc mOc là hai góc kề nhau.

Nên aOc^=aOm^+mOc^, mà aOc^=90° 

Suy ra: mOc^=aOc^aOm^=90°30°=60°.

Vì góc mOc và góc nOd đối đỉnh nên ta có x=nOd^=mOc^=60°.

Vậy x=60°.

A.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Hai góc đối đỉnh thì:

A. bằng nhau;                                                                

B. có tổng bằng 180°;                                                    

C. kề nhau;                                                                    

D. có hiệu bằng 180°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Câu 2. Tìm số đo x và y trong hình vẽ dưới đây:

A. x = 38° và y = 52°;

B. x = 38° và y = 142°;                                                  

C. x = 142° và y = 38°;                                                  

D. x = 52° và y = 38°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có:

+ Góc aOb và góc b'Oa' là hai góc đối đỉnh nên x=aOb^=b'Oa'^=38°.

+ Góc aOb' và góc b'Oa' là hai góc kề bù nên

aOb'^+b'Oa'^=180°aOb'^=180°b'Oa'^=180°38°=142°.

Hay y = 142°

Vậy x = 38° và y = 142°.

Câu 3. Trong các hình dưới đây hình nào vẽ hai góc kề nhau là không đúng.


A. Hình A;                                                                     

B. Hình B;                                                                     

C. Hình C;                                                                     

D. Hình D.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hai góc kề nhau là có đỉnh chung, có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó.

Đáp án B không đúng vì hai góc không có đỉnh chung và cạnh chung.

Suy ra chọn đáp án B.

Câu 4. Trên hình vẽ dưới đây, góc aMc có số đo độ bằng:

15 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 715 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7

A. 180°;

B. 135°;

C. 45°;

D. 145°.

Đáp án đúng là: C

Vì hai góc aMb và aMc là hai góc kề bù nên aMb^ + aMc^ = 180°.

 aMb^ = 45° nên 45° + aMc^ = 180°.

Suy ra aMc^ = 180° - 45° = 135°.

Vậy aMc^ = 135°.

Câu 5. Trên hình vẽ dưới đây, góc kề bù với góc QAN là:

15 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 715 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7

A. PAQ^;

B. PAM^;

C. MAQ^;

D. PAN^.

Đáp án đúng là: C

Ta thấy hai góc MAQ và góc QAN là hai góc kề nhau có:

MAQ^ + QAN^ = MAN^.

 MAN^ là góc bẹt nên MAQ^ + QAN^ = 180°

Do đó, hai góc MAQ và QAN là hai góc kề bù.

Vậy chọn đáp án C.

Câu 6. Cho hình vẽ sau. Góc BAE và góc EAF là:

15 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 715 Bài tập Các góc ở vị trí đặc biệt (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7

A. Hai góc kề bù;

B. Hai góc bù nhau;

C. Hai góc phụ nhau;

D. Hai góc kề nhau;

Đáp án đúng là: A

Hai góc BAE và EAF là kề nhau có:

BAE^ + EAF^ = BAF^

 BAF^ góc là góc bẹt nên suy ra BAE^ + EAF^ = 180°

Do đó BAE^  EAF^ là hai góc kề bù.

Vậy chọn đáp án A.

B. Lý thuyết Góc ở vị trí đặc biệt

1. Hai góc kề nhau

Hai góc kề nhau là hai góc có đỉnh chung, có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó.

Ví dụ:

Hai góc yOz và yOt trong hình vẽ có chung đỉnh O, có một cạnh chung là Oy, hai cạnh còn lại là Oz và Ot nằm về hai phía của đường thẳng xy.

Vì vậy hai góc yOz và yOt là hai góc kề nhau.

Tính chất:

- Cho góc xOz (khác góc bẹt) và tia Oy nằm trong góc đó. Khi đó hai góc xOy và yOz là hai góc kề nhau và xOz^=xOy^+yOz^.

- Nếu góc xOz là góc bẹt thì với mỗi tia Oy (khác hai tia Ox, Oz), ta cũng có: xOz^=xOy^+yOz^.

Ví dụ: Trong hình hai góc xOy và yOz có phải là hai góc kề nhau không? Tính số đo góc xOz ?

Hướng dẫn giải

Tia Oy nằm trong góc xOz nên góc xOy và góc yOz là hai góc kề nhau.

Và xOz^=xOy^+yOz^=45°+30°=75°.

Vậy hai góc xOy và yOz là hai góc kề nhau và xOz^=75°.

2. Hai góc bù nhau. Hai góc kề bù

- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng bằng 180°.

- Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù.

Chú ý: Hai góc có một cạnh chung, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau là hai góc kề bù.

Ví dụ:

a)

Ta có : zAt^+xOy^=60°+120°=180°.

Vì hai góc zAt và xOy có tổng bằng 180° nên góc zAt và xOy là hai góc bù nhau.

b)

- Hai góc xOz và góc xOy có đỉnh O chung và cạnh Ox chung ; Hai cạnh Oy và Oz nằm về hai phía của đường thẳng chứa tia Ox. Vì thế, hai góc xOz và góc xOy kề nhau.

- Ta có : xOz^+xOy^=60°+120°=180°, vậy nên hai góc xOz và xOy là hai góc bù nhau.

Hai góc xOz và xOy là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau.

Vậy, góc xOz và góc xOy là hai góc kề bù.

3. Hai góc đối đỉnh

- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Ví dụ :

Cạnh Ot của góc tOz là tia đối của cạnh Ox của góc xOy;

Cạnh Oz của góc tOz là tia đối của cạnh Oy của góc xOy;

Vì vậy, góc xOy và góc tOz là hai góc đối đỉnh, nên xOy^=tOz^.

Tương tự, góc xOz và góc tOy cũng là hai góc đối đỉnh, nên xOz^=tOy^.

Đánh giá

0

0 đánh giá