Với giải Câu hỏi 16 trang 48 Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Tế bào nhân thực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 9: Tế bào nhân thực
Câu hỏi 16 trang 48 Sinh học 10: Tại sao một số thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư?
Phương pháp giải:
Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thằng góc với nhau và chất quanh trung tử. Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, được cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng. Trung thể có chức năng hình thành thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào.
Trả lời:
Các thuốc ức chế sự hình thành vi ống sẽ làm ức chế sự hình thành của trung tử, nên sẽ tạo ra sản phẩm lỗi của quá trình phân bào, các sản phẩm này sẽ bị tiêu hủy và đào thải ra ngoài nên các thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Lý thuyết Tế bào chất
1. Bào tương:
Bào tương là khối tế bào chất đã tách bỏ hết nhân và các bào quan. Bào tương chiếm 50% khối lượng tế bào, chủ yếu là nước và ion, chất hữu cơ ... Bào tương là môi trường diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
2. Ribosome:
Ribosome 80S ở tế bào nhân thực được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu phần lớn, không có màng bao bọc. Ribosome dạng cầu, đường kính 150A0, thành phần hóa học chính là rRNA.
Ribosome có rất nhiều trong tế bào, đóng vai trò là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.
3. Lưới nội chất:
Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
4. Bộ máy Golgi:
Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp nằm song song nhưng không thông nhau.
Bộ máy golgi có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipit rồi phân phối chúng tới nơi cần thiết.
5. Ti thể
Ti thể là bào quan được bao bọc bởi 2 lớp màng: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo mào. Khoang ngoài chứa ion H+; màng trong và chất nền có hệ enzyme tham gia hô hấp tế bào để tổng hợp ATP.
Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có nhiều ti thể (VD như tế bào cơ tim).
Ngoài ra, chất nền ti thể còn chứa DNA nhỏ và ribosome để tổng hợp protein cho riêng mình.
6. Lục lạp - bào quan hấp thụ năng lượng ánh sáng
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid.
Ngoài ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần thiết cho quang hợp.
7. Một số bào quan khác:
a) Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào:
Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trò chính của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan và enzyme, hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.
b) Cấu tạo và chức năng của peroxisome và lysosome:
Lysosome là bào quan có màng đơn, bên trong chứa rất nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau. Lysosome được hình thành từ bộ máy golgi và chỉ có ở tế bào động vật.
Nhiệm vụ của lysosome bao gồm: phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn và thải bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.
Peroxisome là bào quan hình cầu, bao bọc bởi màng đơn mỏng. Bào quan này chứa các enzyme biến đổi chất độc thành dạng không độc, phân giải chất béo thành lipid và cholesterol.
c) Cấu tạo và chức năng của không bào:
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, chỉ có ở thực vật. Không bào nằm ở trung tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào bằng cách: là kho chứa các chất như carbohydrate, muối, ion, chất thải, enzyme thủy phân và các enzyme khử chất độc...; bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào có quá nhiều nước (ở trùng giày); chứa sắc tố nhằm thu hút côn trùng, động vật ăn để phát tán hạt (ở các tế bào hoa, quả, …).
d) Cấu tạo và chức năng của trung thể:
Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc nhau, mỗi trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng.
Trung thể có vai trò hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 42 Sinh học 10: Tên gọi "tế bào nhân thực"xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?...
Câu hỏi 3 trang 43 Sinh học 10: Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết...:
Câu hỏi 7 trang 45 Sinh học 10: Dựa vào Hình 9.7, hãy:...
Câu hỏi 9 trang 45 Sinh học 10: Dựa vào Hình 9.8, hãy:...
Luyện tập trang 46 Sinh học 10: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp....
Câu hỏi 13 trang 47 Sinh học 10: Hoạt động chức năng của lysosome có ý nghĩa gì đối với tế bào?....
Câu hỏi 14 trang 47 Sinh học 10: Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ?...
Câu hỏi 17 trang 48 Sinh học 10: Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?...
Câu hỏi 18 trang 48 Sinh học 10: Tại sao nói màng sinh chất có tính “khảm động”?...
Câu hỏi 22 trang 50 Sinh học 10: Mô động vật được giữ ổn định nhờ có cấu trúc nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất