Giải SGK Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ

6.6 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 8 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Giải Sinh học 10 trang 38

Mở đầu trang 38 Sinh học 10: Ở vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Hãy tính số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ, từ đó, nhận xét và giải thích về tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn E. coli.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:

Số tế bào tạo thành = số tế bào ban đầu × 2n, với n là số lần phân chia

Trả lời:

- Thời gian phân thế hệ là 20 phút, vậy trong 5 giờ có 15 lần phân chia.

- Số lượng vi khuẩn E.coli được tạo thành là 1 × 215 = 32 768 (tế bào). Tốc độ sinh trưởng của E,coli rất nhanh là do tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Câu hỏi 1 trang 38 Sinh học 10: Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Phương pháp giải:

Kích thước của tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn) khoảng từ 1µm - 5µm. Các tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Trả lời:

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực.

Câu hỏi 2 trang 38 Sinh học 10: Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?

Phương pháp giải:

Kích thước của tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn) khoảng từ 1µm - 5µm. Các tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Trả lời:

Nhờ có kích thước nhỏ nên giúp tế bào nhân sơ trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn hơn.

Luyện tập trang 38 Sinh học 10: Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?

Phương pháp giải:

 Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân), không có các bào quan có màng bao bọc, do đó, các phản ứng sinh hoá trong tế bào thường đơn giản hơn nhiều.

Trả lời:

Các sinh vật có kích thước lớn có nhiều phản ứng sinh hóa, do đó cần có các nhóm tế bào với chức năng khác nhau liên kết và tương tác với nhau tạo thành một cơ thể.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

Giải Sinh học 10 trang 39

Câu hỏi 3 trang 39 Sinh học 10: Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 8.3 và nêu các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

Trả lời:

Tế bào nhân sơ được cấu tạo gồm các phần chính là thành tế bào và màng sinh chất, tế bào chất (gồm ribosome, plasmid, hạt dự trữ) và vùng nhân. Ngoài màng tế bào, tế bào nhân sơ còn  có thể có lông, roi, thành tế bào và lớp vỏ nhầy.

Câu hỏi 4 trang 39 Sinh học 10: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát cấu tạo các phần của thành tế bào hai vi khuẩn và đưa ra nhận xét

Trả lời:

 Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài (có chứa kháng nguyên), còn tế bào Gram dương chỉ có lớp peptidoglycan và lớp màng tế bào.

Giải Sinh học 10 trang 40

Luyện tập trang 40 Sinh học 10: Dựa vào tính kháng nguyên ở bể mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn. Tại sao?

Phương pháp giải:

 Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài (có chứa kháng nguyên), còn tế bào Gram dương chỉ có lớp peptidoglycan và lớp màng tế bào.

Trả lời:

Bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn Gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn Gram âm có màng ngoài chứa kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

Câu hỏi 5 trang 40 Sinh học 10: Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?

Phương pháp giải:

 Khối tế bào chất chứa 65 – 90 % nước cùng các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Phân bố trong tế bào chất có nhiều ribosome 70 S (Svedberg, kí hiệu là S: đơn vị đo tốc độ lắng) là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào.

Trả lời:

Tế bào chất chứa các nguyên liệu cho quá trình tổng hợp cho quá trình protein nên tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào.

Giải Sinh học 10 trang 41

Câu hỏi 6 trang 41 Sinh học 10: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?

Phương pháp giải:

 Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất và không được bao bọc bởi màng nhân.

Trả lời:

Gọi là “tế bào nhân sơ” vì cấu tạo vùng nhân của tế bào nhân sơ còn đơn giản, chưa có màng bao bọc.

Vận dụng trang 41 Sinh học 10: Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và để xuất biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Phương pháp giải:

Một số vi khuẩn gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis, Streptococcus và Pseudomonas, Shigella, Campylobacter, Salmonella,.....

Trả lời:

- Một số bệnh do vi khuẩn:

+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.

+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.

+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.

+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.

+ Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

...

- Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.

+ Trước khi ăn phải rửa tay thật kĩ.

+ Đeo khẩu trang khi ra đường.

+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.

+ Tiêm phòng đầy đủ.

+ ...

Bài tập (trang 41)

Bài tập trang 41 Sinh học 10: Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau:

Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?

2. Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp.

3. Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?

Phương pháp giải:

 Tế bào nhân sơ có các thành phần chủ yếu như: thành tế bào giúp bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào, tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất, màng tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, vùng nhân chứa phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định đặc điểm của tế bào.

Trả lời:

1. Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn vì có hai loại kháng sinh B và C có tác dụng với người này.

2. Kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất, nên việc ức chế của các kháng sinh ức chế protein sẽ có hiệu quả thấp hơn các loại kháng sinh khác. Ngoài ra một số vi khuẩn còn có các kháng nguyên và lớp vỏ nhầy giúp tăng khả năng xâm nhập của kháng sinh ức chế protein.

3. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn khác nhau, do đó việc kết hợp hai loại kháng sinh B và C sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử dụng một trong hai loại kháng sinh để tiêu diệt một vài nhóm vi khuẩn. Do đó khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Có 2 loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Hai loại tế bào này phân biệt nhau bởi tế bào nhân sơ có trước, ADN bên trong tế bào không được màng nhân bảo vệ, chưa có các bào quan và chưa có khung xương tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 2)

Tế bào nhân sơ cấu tạo nên những sinh vật thích nghi nhất trên Trái Đất vì:

  • Kích thước dao động từ 1µm đến 5µm, bằng 1.10 tế bào nhân thực.

  • Tỉ lệ S bề mặt cơ thể / V cơ thể lớn dẫn tới tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.

  • Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh

  • Sinh sản nhanh

Tế bào nhân sơ phổ biến nhất là tế bào hình cầu, hình que và hình xoắn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 3)

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

Cấu tạo tế bào nhân sơ rất đơn giản, gồm 3 phần: màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Tùy từng loại khác nhau mà cấu tạo tế bào nhân sơ có điểm đặc biệt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 4)

1. Thành tế bào và màng sinh chất

Hầu hết vi khuẩn đều có thành TB. Thành Tb dày 10 nanomet (nm) đến 20nm, được cấu tạo bởi peptidoglycan. Dựa vào độ dày của thành tế bào để chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn gram âm (Gr-) và vi khuẩn gram dương (Gr+).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 5)
 
Thành tế bào có vai trò như một bộ khung, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein. Màng TB có chức năng trao đổi chất ra vào tế bào có chọn lọc, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 6)

Tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như:

  • Vỏ nhầy: Chủ yếu là polysaccharide, giúp bảo vệ tế bào.
  • Lông: giúp vi khuẩn bám trên các bề mặt.
  • Roi: cấu tạo từ protein, giúp vi khuẩn di chuyển.

2. Tế bào chất

Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương (chất keo lỏng có thành phần 65 - 90% nước, còn lại là các hợp chất hữu cơ và chất khác). 

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.

Ngoài ra tế bào chất có chứa Ribosome là nơi tổng hợp nên protein.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 7)

3. Vùng nhân

Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmit, là các phân tử DNA nhỏ dạng vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 8)

Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ:
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 9)

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 1

Bài 9: Tế bào nhân thực

Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Ôn tập chương 2

Đánh giá

0

0 đánh giá