Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử

12.1 K

Với giải Luyện tập 2 trang 73 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông

Luyện tập 2 trang 73 Lịch sử 7: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Phương pháp giải

B1: Xem lại kiến thức bài 13 trang 62 và bài 14 trang 68 SGK.

B2: Sử dụng các công cụ tìm kiếm internet với từ khóa: “Trần Thủ Độ và sự ra đời của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn và Trần Nhân Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên”,…

Trả lời:

- Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần:

+ Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. 

+ Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…

- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

- Vai trò của Trần Nhân Tông:

+ Xây dựng một đất nước cường thịnh, xã hội rất ổn định, biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua. 

+ Trường lớp rất được mở mang. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước.

+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và được xem như là Phật Tổ của trường phái này. Ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Đố ai nổi sáng sông Rừng

Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương,

Vân Đồn cướp sạch binh cường,

Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui?”

A. Lý Thường Kiệt.

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Trần Hưng Đạo.

Đáp án đúng là: D

- Câu đố trên có nhiều dữ liệu về Trần Hưng Đạo:

+ “Nổi sáng sông Rừng” => đề cập đến chiến thắng Bạch Đằng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 3 (sông Bạch Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng).

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2 và lần thứ 3, dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo, quân dân Đại Việt đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang ở: Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Nội Bàng…

(SGK Lịch Sử 7 – trang 69).

Câu 2. Tác giả của câu nói Nếu bệ hạ muốn đầu hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là

A. Trần Bình Trọng.

B. Trần Quang Khải.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Nhật Duật.

Đáp án đúng là: C

Tác giả của câu nói Nếu bệ hạ muốn đầu hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” làTrần Hưng Đạo(SGK Lịch Sử 7 – trang 70 ).

Câu 3. Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương

A. kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”.

C. tấn công trước để chặn thế mạnh của giặc.

D. đầu hàng quân giặc để tránh tổn thất.

Đáp án đúng là: B

Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” (SGK Lịch Sử 7 – trang 69 ).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá