Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 14 (Kết nối tri thức): Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên

4.7 K

Với giải Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên

Giải VTH Lịch sử 7 trang 50

Câu 1 trang 50 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm nào?

A. 1257, 1258, 1287 - 1288.

B. 1257, 1258, 1287.

C. 1257, 1285, 1287 - 1288.

D. 1258, 1285, 1287 - 1288.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

2. Cả ba lần khi quân Mông - Nguyên tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã cùng thực hiện kế sách gì?

A. Kế sách “vườn không nhà trống”.

B. Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.

C. Tạm hoà hoãn với giặc để chuẩn bị lực lượng.

D. Kế sách tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

3. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã trả lời: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Hãy cho biết câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần?

A. Quyết tâm đánh giặc, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

B. Tinh thần háo hức, quyết tâm chiến đấu chống giặc đến cùng.

C. Tin tưởng vào tài năng, trí tuệ của vị quan đầu triều Trần Thủ Độ.

D. Coi thường quân giặc, tin tưởng vào lực lượng của quân ta.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

4. Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ?

A. Tây Kết.

B. Chương Dương.

C. Đông Bộ Đầu.

D. Bình Lệ Nguyên.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

5. Vị tướng nào được cử làm Quốc Công tiết chế – Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên các năm 1285 và 1287 - 1288?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quang Khải.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Khánh Dư.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

6. Tướng giặc nào hai lần được cử làm chỉ huy quân Mông - Nguyên tiến vào xâm lược Đại Việt?

A. Hốt Tất Liệt.

B. Thoát Hoan.

C. Ngột Lương Hợp Thai.

D. Ô Mã Nhi.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

7. Quan sát các lược đồ hình 1,2,3 trong SGK (tr. 69, 70,71), hãy cho biết cuộc xâm lược của quân Nguyên năm 1285 có điểm gì khác so với hai lần xâm lược trước và sau đó?

A. Do đích thân vua Nguyên làm tổng chỉ huy.

B. Đưa quân tiến đánh Chăm-pa để tạo bàn đạp tiến đánh Đại Việt từ phía nam.

C. Tiến công xâm lược bằng cả đường bộ và đường thuỷ.

D. Tiến qua biên giới vào địa phận tỉnh Hà Giang nước ta ngày nay.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

8. Chiến thắng vang dội nào của quân dân nhà Trần trong kháng chiến chống Mông - Nguyên là sự kế thừa nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử?

A. Chiến thắng Bạch Đằng.

B. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.

C. Chiến thắng tại kinh thành Thăng Long.

D. Chiến thắng Vân Đồn - Cửa Lục.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

9. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

B. Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ĐôngNam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Nguyên.

D. Đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

10. Ý nào không phải là bài học lịch sử của thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhân dân Đại Việt?

A. Luôn chăm lo và củng cố sức dân.

B. Luôn củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh.

D. Phát động chiến tranh nhân dân.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

11. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruộng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Liên hệ với kiến thức môn Ngữ văn, hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào và của ai?

A. Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn).

B. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

C. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

D. Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Giải VTH Lịch sử 7 trang 52

Câu 2 trang 52 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn phù hợp sau đây: đồng lòng, anh dũng, hòa thuận, góp sức,…. Để hoàn thành câu sau cho đúng với quan điểm của Trần Quốc Tuấn.

Vua tôi…………., anh em………………, cả nước…………., nên bọn giặc phải bó tay chịu hàng.

Lời giải:

Vua tôi đồng lònganh em hòa thuận, cả nước góp sức nên bọn giặc phải bó tay chịu hàng.

Câu 3 trang 52 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy nối ô chữ bên trái với ô chưa bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Lời giải:

Ghép nối:     1 – a), d);               2 – b), e), h);          3 – c), g), i)

Câu 4 trang 52 vở thực hành Lịch sử 7:  Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trước các câu dưới đây về nội dung lịch sử.

 Vào thế kỉ XII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiều nước ở lục địa Á – Âu.

 Trong cuộc kháng chiến năm 1285, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận chiến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

 Trong cuộc kháng chiến năm 1958, quân Trần giành thắng lợi 3 Đông Bộ Đau, quân Nguyên thua trận và phải rút chạy về nước.

 Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng được triều Trần tổ chức trước cuộc xâm lược của quân Nguyên năm 1285.

 Trong cuộc xâm của quân Nguyên năm 1287 – 1288, một cánh quân Nguyên theo đường biển vào sông Bạch Đằng, nhưng đã bị quân ta phục kích, thất bại thảm hại nên phải rút về nước.

 Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.

Lời giải:

[ S ] Vào thế kỉ XII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiều nước ở lục địa Á – Âu.

[ S ] Trong cuộc kháng chiến năm 1285, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận chiến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

[ Đ ]  Trong cuộc kháng chiến năm 1258, quân Trần giành thắng lợi ở Đông Bộ Đầu, quân Nguyên thua trận và phải rút chạy về nước.

[ Đ ]  Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng được triều Trần tổ chức trước cuộc xâm lược của quân Nguyên năm 1285.

[ S ]  Trong cuộc xâm của quân Nguyên năm 1287 – 1288, một cánh quân Nguyên theo đường biển vào sông Bạch Đằng, nhưng đã bị quân ta phục kích, thất bại thảm hại nên phải rút về nước.

[ Đ ] Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.

Câu 5 trang 52 vở thực hành Lịch sử 7: Khai thác các đoạn tư liệu sau:

1. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

2. Khắp nơi quân ta tự động thích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát... Tại điện Diên Hồng, khi được hỏi về kế đánh giặc, tất cả các bô lão đều đồng thanh hô lớn: “Đánh!”.

3. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có ý dò hỏi: “Thế giặc như thế, ta phải hàng thôi” Trần Quốc Tuấn trả lời: “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng.

Em hãy:

a) Hãy chỉ ra điểm chung về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần qua các tư liệu.

b) Gạch dưới những từ/cụm từ trong các đoạn tư liệu trên thể hiện tinh thần đó.

c) Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.

Lời giải:

Yêu cầu a) Điểm chung: Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc.

Yêu cầu b) Những từ cụm từ thể hiện tinh thần kháng chiến của vua tối nhà Trần:

+ “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo”

+ Thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát”; đồng thanh hô lớn: “Đánh!”;

+ “Chém đầu thần rồi hãy hàng”;

+ “thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”;

+ Hổ thẹn, phẫn kích, bóp nát.

Yêu cầu c) Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tối nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 53

Câu 6 trang 53 vở thực hành Lịch sử 7: Em hãy đánh giá vai trò của một trong các nhân vật lịch sử sau: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII.

Lời giải:

- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

+ Giữ vai trò là Tổng chỉ huy trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285 và 1287 – 1288), cùng với vua Trần lãnh đạo thành công 2 lần kháng chiến.

+ Ông đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn – đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Ông là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Trần Quốc Tuấn cũng chủ động gạt bỏ hiềm khích gia tộc để củng cố khối đoàn kết trong nội bộ triều đình nhà Trần, qua đó góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc.

- Trần Thánh Tông: trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.

- Trần Nhân Tông: đã cùng vua cha cầm quân hai lần đánh thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thời đó (vào năm 1285 và 1288).

Giải VTH Lịch sử 7 trang 54

Câu 7 trang 54 vở thực hành Lịch sử 7: Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).

Xem thêm các bài giải VTH Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Đánh giá

0

0 đánh giá