Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288

19.6 K

Với giải Câu hỏi trang 72 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông

Câu hỏi trang 72 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 trên lược đồ.

Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông | Kết nối tri thức (ảnh 9)

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 trang 71, 72 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối năm 1287, quân Nguyên, Trần Khánh Dư, phục kích, đường thủy, bộ, cửa sông Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn.

B3: Quan sát Hình 3. Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 qua đó thấy được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288.

Trả lời:

 Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288"

- Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long. 

- Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh).

- Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần.

- Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.

- Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 kết thúc thắng lợi.

Lý thuyết Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại thảm hại, vua Nguyên tức tối cử Thoát Hoan tiếp tục chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của kè thù, nhà Trần lại tích cực chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhá Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.

+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên  giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục (Quảng Ninh).

+ Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng vẫn trúng kế “vườn khỏng nhà trống” của nhà Trần.

+ Ngày càng lâm vào tình cảnh khó khăn, Thoát Hoan quyết định kéo quân sang Vạn Kiếp rồi cúng theo hai đường thuỷ, bộ để về nước.

+ Đầu tháng 4/1288, Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.

 Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Kết quả: cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá