Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Video giải Lịch sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Kết nối tri thức
1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
Giải Lịch sử 7 trang 78 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 78 Lịch sử 7: Nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm thông tin về Lê Lợi qua sách báo, internet
B2: Chú ý về xuất thân, quê quán, lập nghiệp…
Trả lời:
Câu hỏi 2 trang 78 Lịch sử 7: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ như thế nào
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-a trang 78, 79 SGK.
Trả lời:
Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh:
- Nhà Minh thực hiện chính sách bóc lột, dùng người Việt trị người Việt , bóc lột và đàn áp nhân dân tàn bạo, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt dân ta theo phong tục người Minh
- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần nổ ra song đều thất bại
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b trang 79 SGK.
Lời giải chi tiết:
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:
- Những ngày đầu, nghĩa quân nhiều lần bị bao vây. Ba lần phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã giả trang thành lê Lợi để nhử địch, cứu chủ.
- Nghĩa quân phải tạm hòa với quân Minh.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-b trang 79 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: tạm hòa, củng cố lực lượng,…
Trả lời:
Do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.
Việc đề nghị tạm hòa với quân Minh cho thấy sự sáng suốt, "biết mình biết địch", tạm hòa để chờ cơ hội phản công.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-b trang 79 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích, mở rộng giải phóng, Tây Đô, Đông Quan, cuối năm 1424, Nghệ An, Thanh Hóa, đèo Hải Vân, thay đổi cục diện, so sánh lực lượng.
B3: Đọc tư liệu 2 trang 80 SGK từ đó thấy được vai trò của chiến dịch đánh chiếm Nghệ An trong việc tạo ra bước ngoặt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trả lời:
Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An:
- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông…
- Dùng Nghệ An làm đất dừng chân, dựa vào sức người, của cải ấy để đánh Đông Đô.
Kế hoạch đánh chiếm Nghệ An đã giành thắng lợi lớn, giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-d trang 80, 81, 82 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Tiến quân ra Bắc, tháng 9 – 1426, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, Hội thề Đông Quan, Bình Ngô đại cáo.
Trả lời:
- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Tháng 11 – 1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động – Chúc Động, đánh tan đạo quân chi viện của Vương Thông và sau đó siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
- Tháng 10 – 1427, nghĩa quân tiêu diệt quân chi viện của Liễu Thăng và Mộc Thạnh tại ải Chi Lăng, sau đó liên tiếp giành được thắng lợi ở Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang.
- Nghĩa quân tăng cường siết chặt vòng vây các thành còn lại (Đông Quan, Tây Đô,…) vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
- Ngày 10 – 12 – 1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-d trang 80, 81, 82 SGK.
Trả lời:
Sau chiến thắng Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang, nghĩa quân tăng cường xiết chặt vòng vây và khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
Việc đấu tranh quân sự kết hợp ngoại giao khiến vừa bảo toàn được lực lượng, tránh đổ máu không cần thiết và giữ lại mối bang giao sau này với nhà Minh.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Giải Lịch sử 7 trang 82 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 82 Lịch sử 7: Giải thích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-a trang 82 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: tinh thần yêu nước, ý chí, đồng lòng đoàn kết, đường lối lãnh đạo.
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.
- Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều gian khổ hi sinh.
- Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí…
Câu hỏi 2 trang 82 Lịch sử 7: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Phương pháp giải:
Đọc mục 2 trang 82 SGK.
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
Luyện tập và vận dụng
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-d trang 80, 81, 82 SGK.
B2: Chú ý 2 trận đánh tiêu biểu là Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng-Xương Giang
Trả lời:
Phương pháp giải:
Tìm hiểu qua sách báo, internet về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích
Trả lời:
- Vai trò của Nguyễn Trãi:
+ Soạn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh.
+ Giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: quân sự, tâm lí.
+ Đóng góp quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng đặc biệt là tư tưởng “nhân nghĩa”.
- Vai trò của Lê Lợi:
+ Nung nấu một quyết tâm đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
+ Lê Lợi ông là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Ông dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc.
+ Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết.
Phương pháp giải:
B1: Liên hệ ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn.
B2: Liên hệ thực tế
Trả lời:
Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
- Cần có sự đoàn kết đoàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ tốt quốc
- Sự quan tâm của nhà nước đến dân, dựa vào dân để đánh giặc
- Qua đó chúng ta cần phải gìn giữ được truyền thống yêu nước,phải có một sự đoàn kết của một tập thể thì mới vượt qua được mọi thứ.
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
a) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Chính sách cai trị của nhà Minh:
+ Đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai tri:
+ Thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt
+ Đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt người Việt đổi theo phong tục người Minh,...
- Bất bình trước chính sách cai trị của nhà Minh, người Việt đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi song đều thất bại.
* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
+ Lê Lợi tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi.
+ Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
Hội thề Lũng Nhai (tranh minh họa)
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
b) Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423)
- Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân phải đối mặt với nhiều khó khăn:
+ Nhiều lần bị giặc Minh bao vây
+ Nghĩa quân phải ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), có lúc chỉ còn hơn 100 người.
- Để khắc phục khó khăn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa với quân Minh, tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng,...
c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 - 1425)
- Kế hoạch: để gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế tiến váo đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô (Thanh Hoá) và Đông Quan.
- Diễn biến: cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
- Ý nghĩa: những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
d) Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)
- Tiến quân ra Bắc:
+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc.
+ Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hô, thắng nhiều trận lớn
+ Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động:
+ Tháng 10/1426, Vương Thông dẫn viện binh đến thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở quanh thành.
+ Ngày 7/11/1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động - Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay).
+ Quân Minh thất bại nặng nề, nghĩa quân giải phóng nhiều đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
+ Tháng 10/1427, Liễu Thăng vá Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta.
+ Nghĩa quân tổ chức phục kích tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Liễu Thăng tử trận.
+ Sau đó, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).
+ Lê Lợi sai người mang ấn tín và thư báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh. Quân Minh vô cùng khiếp sợ, vội vàng rút về nước.
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn vừa tăng cường xiết chặt vòng vây các thành còn lại vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
+ Ngày 10/12/1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
Hội thề Đông Quan (tranh minh họa)
- Đầu tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chinh thức tuyên bô chấm dứt chiến tranh, mở nền hoà bình và dựng xây đất nước.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chi huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông
Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI