Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077

125.2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 61 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077)

Luyện tập 1 trang 61 Lịch sử 7: Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 trang 58, 59 và mục 2 trang 60, 61 SGK.

B2: Các điểm cần chú ý: chủ động“tiến công trước để tự vệ”, lực lượng thủy binh, phối hợp thủy – bộ, phòng tuyến, bố trí bộ binh, phòng tuyến sông Như Nguyệt, "Nam quốc Sơn hà".

B3: 

+ Quan sát Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075). Qua đó thấy được các hướng tiến công và mục tiêu của quân nhà Lý.

Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077) | Kết nối tri thức (ảnh 3)

+ Quan sát Hình 3. Lược đồ trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077. Qua đó thấy được chiến lược, mục tiêu của Lý Thường Kiệt.

Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077) | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Trả lời:

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077):

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về để làm gì?

A. Chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.

B. Kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.

C. Chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

D. Kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.

Đáp án đúng là: C

Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy hết kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc (SGK Lịch Sử 7 – trang 59).

Câu 2. Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?

A. Trương Phụ.

B. Quách Quỳ.

C. Vương Thông.

D. Hầu Nhân Bảo.

Đáp án đúng là: B

Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo quân tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy; quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy (SGK Lịch Sử 7 – trang 60).

Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của

A.Lê Long Đĩnh.

B.Lý Thường Kiệt.

C. Lê Lợi.

D.Lê Hoàn

Đáp án đúng là: B

Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt (SGK Lịch Sử 7 – trang 58).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

3

2 đánh giá

1
1
l

l

2024-10-17 20:20:04
bai xam
HỮU NGHỊ ĐINH

HỮU NGHỊ ĐINH

2024-03-24 15:39:12
bài xàm