Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 17 (Kết nối tri thức): Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

9.4 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Video giải Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Kết nối tri thức

1. Sự thành lập Vương triều Lê Sơ

Giải Lịch sử 7 trang 85 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 85 Lịch sử 7: Hãy cho biết Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc mục 1 và quan sát Hình 2. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê sơ trang 83 SGK.

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Vương triều Lê sơ được thành lập:

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.

- Niên hiệu Thuận Thiên

- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.

- Đóng đô tại Thăng Long.

Câu hỏi 2 trang 85 Lịch sử 7: Tư liệu 1 thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ như thế nào?

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 2)Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 trang 83, 84 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Quân đội mạnh, ngụ binh ư nông, pháp luật, Quốc triều hình luật, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới.

B3: Đọc tư liệu 1 qua đó thấy được quan điểm ngoại giao của vua Lê Thánh Tông với nhà Minh đó là kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc.

Trả lời:

- Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ

+ Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc 

+ Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.

2. Tình hình kinh tế, xã hội

Giải Lịch sử 7 trang 86 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 86 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a trang 85, 86 SGK.

B2: Các lĩnh vực nêu: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Trả lời:

- Nông nghiệp: 

Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…

+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.

+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.

Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm,…phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.

+ Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh ở các làng nghề tại Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội),…

- Thương nghiệp:

+ Triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữ các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.

+ Thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,… Các sản phẩm như: tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản,… rất được ưa chuộng.

Câu hỏi trang 86 Lịch sử 7: Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê sơ

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-b trang 86 SGK.

B2: Nêu được các ý về:  các tầng lớp, phân hóa sâu sắc.

Trả lời:

- Xã hội phân hóa thành các tầng lớp:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi. 

+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

3. Phát triển văn hoá - giáo dục

Giải Lịch sử 7 trang 87 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 87 Lịch sử 7: Hãy trình bày những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 trang 86, 87 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Nho giáo, độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo, hạn chế, văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, chép sử, công trình kiến trúc, khoa thi.

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

Nho giáo được đề cao, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế

Văn học

- Chữ Hán: phát triển và chiếm ưu thế: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh Uyển cửu ca,…

- Chữ Nôm: chiếm vị trí quan trọng: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Địa lí, bản đồ

Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

Toán học

Đại Thành toán pháp, Lập thành toán pháp; Y học có Bản thảo thực vật toát yếu,…

Công trình kiến trúc

Kinh đô Thăng Long, Lam Kinh,...

điêu khắc trên đá, gỗm, sứ,...

Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng chèo… phát triển

Giáo dục

Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Tổ chức các khoa thi và dựng bia tiến sĩ.

Câu hỏi 2 trang 87 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy cho biết vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 trang 86, 87 SGK.

B2: Đọc tư liệu 2 từ đó thấy được quan niệm và cách nhìn nhận của nhà Lê sơ đối với những người tài giỏi trong đất nước.

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Trả lời:

Nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử vì: 

- Giáo dục phát triển, đào tạo được đội ngũ quan lại, những người giỏi để giúp vua cai trị, phát triển đất nước. 

- Hiền tài giống như nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì quốc gia mới hưng thịnh phồn vinh. 

Vì vậy nhà Lê chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử

4. Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu

Giải Lịch sử 7 trang 88 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 88 Lịch sử 7: Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4 trang 87, 88 SGK.

B2: Các danh nhân văn hóa tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên, Lương Thế Vinh,....

Trả lời:

Nhân vật

Đóng góp

Nguyễn Trãi

- Tư tưởng nhân nghĩa, thương dân

- Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,…

Lê Thánh Tông

- Hoàng đế anh minh, tài năng, tiến hành cải cách để đưa thời kì ông cai trị đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Sáng lập hội Tao Đàn, để lại 300 bài thơ chữ Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm

Ngô Sỹ Liên

Đại Việt sử kí toàn thư

Lương Thế Vinh

Đại Thành toán pháp, Thiển môn giáo khoa…

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 88 Lịch sử 7: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có điểm gì giống và khác với thời Trần? Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây: 

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a trang 85, 86 SGK.

B2: So sánh trên các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp

Trả lời:

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Luyện tập 2 trang 88 Lịch sử 7: Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết luật pháp thời Lê sơ có những điểm gì tiến bộ

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

B1: Đọc nội dung đoạn tư liệu 3

B2: Phân tích đoạn tư liệu dựa vào bối cảnh lịch sử khi mà thời phong kiến tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến, thì luật Hồng Đức đã có những quy định bảo vệ người phụ nữ.

Trả lời:

Luật pháp thời Lê sơ có những điểm tiến bộ:

- Con gái được quyền thừa kế tài sản như con trai

- Khi phân chia tài sản thì hai vợ chồng đều được chia đôi. 

- Người chồng có thái độ lạnh nhạt, không đi lại với vợ trong năm tháng thì người vợ được phép bỏ chồng

Những điểm trên nhằm bảo vệ người phụ nữ.

Vận dụng 3 trang 88 Lịch sử 7: Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 trang 83, 84 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Quân đội mạnh, ngụ binh ư nông, pháp luật, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới.

B3: Đọc tư liệu 1 qua đó thấy được quan điểm ngoại giao của vua Lê Thánh Tông với nhà Minh đó là kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc.

Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) | Kết nối tri thức (ảnh 6)

Trả lời:

Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị:

- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 

- Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển.

- Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại. 

- Đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ

- Sự thành lập: năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.

+ Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Quân đội: xây dựng quân đội mạnh, thi hành chinh sách “ngụ binh ư nông”

- Luật pháp: ban hành bộ Quốc triều hình luật

- Đối ngoại: kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và mở rộng biên giới về phía nam.

2. Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp:

- Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…

+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.

+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.

- Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân dần ổn định.

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công truyền thống phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.

- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bình gốm hoa Lam (làng nghề gốm Bát Tràng)

* Thương nghiệp:

- Nội thương: triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.

- Ngoại thương: việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại.

+ Thợ thủ công và thương nhân đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

3. Phát triển văn hóa - giáo dục

* Văn hóa:

- Tử tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn

+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Hội Tao đàn),...

+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng với các tác phẩm như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),...

- Sử học và Địa lí: nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ, tiêu biểu như:

+ Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)

+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ…

- Toán học: có Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp

- Y học: có Bàn thảo thực vật toát yếu,...

- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa).

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... tỉnh xảo.

- Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.

* Giáo dục:

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.

- Nhà Lê tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và cho lập bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám

4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu

a) Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.

- Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn về Văn học, Sử học, Địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chân dung Nguyễn Trãi

b) Lê Thánh Tông

- Lê Thánh Tông lá một vị hoàng đê anh minh, tài năng xuất chúng cả về chính trị, kinh tế,... Ông cũng là nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đóng góp của Lê Thánh Tông:

+ Giáo dục: dưới thời trị vì của ông, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộs.

+ Văn hóa: hội Tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập đã đánh dấu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.

c) Ngô Sỹ Liên

- Ngô Sỹ Liên đỗ Tiến sĩ năm 1442

- Ông là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên (tranh minh họa)

d) Lương Thế Vinh

- Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 1463, ông là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.

- Nhờ học rộng, tài cao, tính tình khoáng đạt và bình dị, đương thời ông được cả vua và nhân dân quý mến.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá