Với giải Bài 1.11 trang 11 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
Bài 1.11 trang 11 SBT Toán 10 Tập 1: Xác định các tập hợp sau bằng cách nêu tính chất đặc trưng cho phần tử của tập hợp.
A = {0; 4; 8; 12; 16}; B = {-3; 9; -27; 81}; C là đường thẳng trung trực của đoạn thẳng AB.
Lời giải:
Xét tập A = {0; 4; 8; 12; 16}
Ta thấy các phần tử của tập A là các số tự nhiên chia hết cho 4, nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 16.
Do đó A = {4x | x ℕ; x ≤ 4}.
Xét tập B = {-3; 9; -27; 81}
Ta thấy -3 = (-3)1; 9 = (-3)2; -27 = (-3)3; 81 = (-3)4.
Do đó các phần tử của tập B là các lũy thừa của -3 với số mũ tăng dần từ 1 đến 4.
Do đó B = {(-3)x | x ℕ; 1 ≤ x ≤ 4}.
Xét tập C là đường thẳng trung trực của đoạn thẳng AB.
Các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB thì cách đều hai đầu mút A và B.
Do đó C = {P | PA = PB}.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1.10 trang 11 SBT Toán 10 Tập 1: Cho hai tập hợp A, B được mô tả bởi biểu đồ Ven như sau:...
Bài 1.12 trang 11 SBT Toán 10 Tập 1: Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?...
Bài 1.14 trang 11 SBT Toán 10 Tập 1: Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số....
Xem thêm các bài giải SBT Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn