Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Chương 2: Vectơ và hệ tọa độ trong không gian sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 12.
Lý thuyết Toán 12 Chương 2: Vectơ và hệ tọa độ trong không gian
A. Lý thuyết Toán 12 Chương 2: Vectơ và hệ tọa độ trong không gian
1. Vectơ và các phép toán trong không gian
1.1. Vectơ trong không gian
● Định nghĩa
Vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.
Chú ý:
- Kí hiệu chỉ vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B.
- Nếu không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối thì vectơ còn được kí hiệu là
• Trong không gian, các khái niệm có liên quan đến vectơ như giá của vectơ; độ dài của vectơ; hai vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau, đối nhau; vectơ-không được định nghĩa tương tự như trong mặt phẳng.
Chú ý: Trong không gian, cho điểm O và vectơ , tồn tại duy nhất điểm M để
1.2. Tổng và hiệu của hai vectơ
• Tổng của hai vectơ
Trong không gian, cho hai vectơ. Lấy điểm O bất kì và hai điểm A, B sao cho . Ta gọi là tổng của hai vectơ và , kí hiệu .
Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.
Nhận xét: Phép cộng vectơ trong không gian cũng có các tính chất như phép cộng vectơ trong mặt phẳng.
+) Tính chất giao hoán: ;
+) Tính chất kết hợp:;
+) Với mọi vectơ , ta luôn có .
Chú ý: Từ tính chất kết hợp, ta có thể xác định được tổng của ba vectơ là .
• Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành
Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành vẫn đúng với các vectơ trong không gian.
+) Với ba điểm A, B, C ta có .
+) Nếu ABCD là hình bình hành thì ta có .
• Quy tắc hình hộp
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Ta có : .
• Hiệu hai vectơ
Trong không gian, cho hai vectơ . Ta gọi là hiệu của hai vectơ và , kí hiệu .
Phép lấy hiệu của hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.
• Quy tắc hiệu
Trong không gian, với ba điểm A, B, C ta có: .
1.3. Tích của một số với một vectơ
• Định nghĩa
Trong không gian, cho số thực k ≠ 0 và vectơ .
Tích của số k với vectơ là một vectơ, kí hiệu , cùng hướng với nếu k > 0, ngược hướng với nếu k < 0 và có độ dài bằng .
Phép lấy tích của một số với một vectơ được gọi là phép nhân một số với một vectơ.
Quy ước: và .
Nhận xét:
a) Với hai vectơ và bất kì, với mọi số h và k, ta có:
+) ;
+) ;
+) ;
+) ;
+) .
b) hoặc k = 0.
c) Hai vectơ và ( khác ) cùng phương khi và chỉ khi có số k sao cho .
d) Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi có số k khác 0 để .
1.4. Tích vô hướng của hai vectơ
• Góc giữa hai vectơ trong không gian
Trong không gian, cho và là hai vectơ khác . Lấy một điểm A bất kì, gọi B và C là hai điểm sao cho . Khi đó, ta gọi là góc giữa hai vectơ và , kí hiệu .
Nhận xét:
+) ;
+) Nếu thì ta nói và vuông góc với nhau, kí hiệu .
• Tích vô hướng của hai vectơ
Trong không gian, cho hai vectơ và khác .
Tích vô hướng của hai vectơ và là một số, kí hiệu , được xác định bởi công thức .
Chú ý:
a) Trong trường hợp hoặc , ta quy ước .
b) .
c) Với hai vectơ và khác , ta có .
d) Với hai vectơ và khác , ta có .
Nhận xét: Tương tự như trong mặt phẳng, tích vô hướng của hai vectơ trong không gian cũng có các tính chất sau:
Với ba vectơ và số k, ta có:
+) ;
+) ;
+) .
2. Tọa độ của vectơ trong không gian
2.1. Hệ tọa độ trong không gian
● Hệ tọa độ Oxyz
Trong không gian, cho ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc. Gọi lần lượt là ba vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz. Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz trong không gian hay gọi đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
Nhận xét:
a) Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
Các trục Ox, Oy, Oz được gọi là các trục tọa độ.
Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đội một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
b) Vì là ba vectơ đơn vị đôi một vuông góc với nhau nên ta có và .
2.2. Tọa độ của điểm và vectơ
• Tọa độ của điểm
Trong không gian Oxyz, cho điểm M. Nếu v thì ta gọi bộ ba số (x; y; z) là tọa độ của điểm M đối với hệ trục tọa độ Oxyz và viết hoặc M(x; y; z); x là hoành độ, y là tung độ, z là cao độ của điểm M.
• Tọa độ của vectơ
Trong không gian Oxyz, cho vectơ . Nếu thì ta gọi bộ ba số (a1; a2; a3) là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz và viết hoặc .
Nhận xét: Trong không gian Oxyz, ta có:
+) Tọa độ của điểm M là tọa độ của vectơ , tức là M = (x; y; z)
+) Điều kiện để hai vectơ bằng nhau:
Cho . Khi đó .
3. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
3.1. Biểu thức tọa độ của tổng, hiệu hai vectơ và tích của một số với một vectơ
Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ và và số thực k. Khi đó:
+) ;
+) ;
+) .
Nhận xét: Cho hai vectơ và , . Hai vectơ và cùng phương khi và chỉ khi tồn tại số k sao cho .
3.2. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng
• Tích vô hướng của hai vectơ
Trong không gian Oxyz, tích vô hướng của hai vectơ và được xác định bởi công thức .
Nhận xét:
+) ;
+) ;
+) .
• Xác định tọa độ của vectơ khi biết tọa độ điểm đầu và điểm cuối
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(xA; yA; zA), B(xB; yB; zB). Ta có: .
Nhận xét: .
• Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm tam giác
Trong không gian Oxyz:
+) Cho hai điểm A(xA; yA; zA), B(xB; yB; zB). Tọa độ trung điểm M của đoạn thẳng AB là: .
+) Cho tam giác ABC có A(xA; yA; zA), B(xB; yB; zB), C(xC; yC; zC). Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là: .
B. Bài tập Toán 12 Chương 2: Vectơ và hệ tọa độ trong không gian
1. Bài tập tự luận
Bài 1. Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Chứng minh rằng
a) .
b) .
c) .
Hướng dẫn giải
Gọi M là trung điểm của BC và O là trọng tâm của tam giác BCD.
a) Ta có .
b) Vì DABC đều nên .
Có .
c) Vì ABCD là tứ diện đều, O là trọng tâm của tam giác BCD nên .
Suy ra .
Lại có BOCD. Do đó CD(ABO). Suy ra CDAB hay .
Bài 2. Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = AC = AB = a và . Tính góc .
Hướng dẫn giải
Từ giả thiết ta có DABC vuông tại A nên và .
Ta có .
Suy ra .
Bài 3. Theo định luật II Newton: gia tốc của một vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật: , trong đó là vectơ gia tốc (m/s2), có vectơ lực (N) tác dụng lên vật, m (kg) là khối lượng của vật. Một cầu thủ sút một quả bóng có khối lượng 0,6 kg với gia tốc 60 m/s2 thì cần một lực đá có độ lớn là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có .
Vậy một lực có độ lớn là 36 N.
Bài 4. Trong không gian Oxyz, cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có đỉnh A' trùng với gốc O và các đỉnh D', B', A lần lượt thuộc các tia Ox, Oy, Oz và A'D' = 2; A'B' = 3 và A'A = 5. Tìm tọa độ của các đỉnh D', B', A' và C đối với hệ tọa độ đó.
Hướng dẫn giải
Ta có . Suy ra D'(2; 0; 0).
. Suy ra B'(0; 3; 0).
. Suy ra A(0; 0; 5).
Theo quy tắc hình hộp ta có: .
Suy ra C(2; 3; 5).
Bài 5. Cho hình hộp chữ nhật OABC.O'A'B'C', với O là gốc tọa độ, A(2; 0; 0), C(0; 6; 0), O'(0; 0; 4). Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. Xác định tọa độ các vectơ
Hướng dẫn giải
Ta có .
Theo quy tắc hình bình hành, ta có:
. Suy ra .
. Suy ra .
. Suy ra .
Bài 6. Hình a mô tả một sân cầu lông với kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế. Ta chọn hệ trục Oxyz cho sân đó như hình b (đơn vị trên mỗi trục là mét). Giả sử AB là một trụ cầu lông để căng lưới. Hãy xác định tọa độ của điểm A, B.
Hướng dẫn giải
Gọi tọa độ điểm A là (xA; yA; zA). Vì chiều rộng của sân là 6,1 m nên xA = 6,1.
Do nửa chiều dài của sân là 6,7 m nên yA = 6,7.
Điểm A thuộc mặt phẳng (Oxy) nên zA = 0.
Vậy A(6,1; 6,7; 0).
Độ dài đoạn thẳng AB là 1,55 m nên điểm B có tọa độ là (6,1; 6,7; 1,55).
Bài 7. Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm A(2; 0; 0), B(0; 2; 0), C(0; 0; 2) và D(2; 2; 2). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính độ dài MN.
Hướng dẫn giải
Vì M là trung điểm của AB nên hay M(1; 1; 0).
Vì N là trung điểm của CD nên hay N(1; 1; 2).
Ta có .
Bài 8. Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC có A(1; 1; 1), B(5; 1; −2), C(7; 9; 1). Tính độ dài đường phân giác trong AD của góc A.
Hướng dẫn giải
Có ; .
Vì AD là đường phân giác trong của góc A nên mà D nằm giữa B, C nên .
Gọi D(x; y; z). Khi đó và .
Vì nên . Suy ra .
Do đó .
Bài 9. Một công ty công nghệ đang phát triển một hệ thống định vị 3D để theo dõi các máy bay không người lái (drone) trong một khu vực cụ thể. Hệ thống này sử dụng ba trạm quan sát đặt tại các vị trí cố định để theo dõi vị trí của drone trong không gian Oxyz. Các trạm quan sát có tọa độ như sau: Trạm O1: O1(0; 0; 0), trạm O2: O2(10; 0; 0) và trạm O3: O3(0; 10; 0). Biết drone đang ở vị trí D(5; 5; 10).
a) Tính khoảng cách từ mỗi trạm quan sát đến drone.
b) Tính góc giữa các vectơ từ O1 đến drone và từ O2 đến drone.
Hướng dẫn giải
a) Ta có .
.
.
b) Có , .
Do đó .
Suy ra .
2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C'. Đặt . Khẳng định nào sau đây đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ta có .
Bài 2. Cho hình lập phương . Mệnh đề nào sau đây sai?
A. .
B. .
C. .
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Mệnh đề sai là: , và là hai vectơ đối nhau.
Bài 3. Trong không gian Oxyz, cho . Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. .
B. M(−2; 3; 1).
C. M(−1; −3; 2).
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có nên .
Bài 4. Trong không gian Oxyz, cho điểm M thỏa mãn hệ thức . Tọa độ của điểm M là
A. M(0; 2; 1).
B. M(2; 0; 1).
C. M(2; 1; 0).
D. M(0; 1; 2).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
M(2; 1; 0).
Bài 5. Trong không gian Oxyz, cho điểm M(1; 2; 3). Tìm tọa độ hình chiếu M lên trục Ox.
A. (2; 0; 0).
B. (1; 0; 0).
C. (3; 0; 0).
D. (0; 2; 3).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tọa độ hình chiếu M lên trục Ox là (1; 0; 0).
Bài 6. Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ và . Tìm tọa độ của vectơ .
A. .
B. .
C. .
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có ; .
= (−2 – 6; 6 – 15; −4 + 3) = (−8; −9; −1).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số
Lý thuyết Chương 2: Vectơ và hệ tọa độ trong không gian
Lý thuyết Chương 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu ghép nhóm
Lý thuyết Chương 4: Nguyên hàm. Tích phân
Lý thuyết Chương 5: Phương trình mặt phẳng, đường thẳng, mặt cầu