Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 9 Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 9 Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông
A. Bài tập Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông
Bài 1. Cho tam giác MNP vuông tại N. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. MN = MP.sinP;
B. MN = MP.cosP;
C. MN = MP.tanP;
D. MN = MP.cotP.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tam giác MNP vuông tại N nên MN = MP.sinP.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 20 cm, . Độ dài các cạnh AB, BC lần lượt là
A. cm và 40 cm;
B. cm và cm;
C. 20 cm và 40 cm;
D. 20 cm và cm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tam giác ABC vuông tại A nên ta có:
⦁AB = AC.tanC = 20.tan60° = cm;
⦁AC = BC.cosC, suy ra cm.
Vậy cm, BC = 40 cm. Ta chọn phương án A.
Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH và góc B = α. Tìm giá trị α sao cho BH = 3CH.
Hướng dẫn giải
Theo đề bài, ta có hình vẽ sau:
Đặt AH = h.
Xét tam giác ABH vuông tại H, ta có:
BH = AH.cot B = h.cot α.
Xét tam giác ACH vuông tại H, ta có:
CH = AH.cot C = AH.tan B = h.tan α.
BH = 3CH suy ra
Do đó
Vậy α = 30°.
Bài 4. Một cây cao có chiều cao 6m. Để hái một buồng cau xuống, phải đặt thang tre sao cho đầu thang tre đạt độ cao đó, khi đó góc của thang tre với mặt đất là bao nhiêu, biết chiếc thang dài 8m.
Hướng dẫn giải
Theo đề bài, ta có hình vẽ sau:
Trong hình vẽ trên, BC là chiều dài của thang tre, AC là chiều cao của cây tre, và AB là khoảng cách từ thang tre tới cây tre.
Xét ∆ABC vuông tại A, ta có:
⇒
Vậy góc giữa thang tre với mặt đất là 48°.
Bài 5. Một cầu trượt ở công viên có độ dốc là 28° và độ cao là 1,8 m. Tìm độ dài của mặt cầu trượt.
Hướng dẫn giải
Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông ABC vuông tại A.
Khi đó, độ dài mặt cầu trượt là:
(m).
Vậy độ dài của mặt cầu trượt khoảng 3,83 m.
B. Lý thuyết Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông
1. Tính cạnh góc vuông theo cạnh huyền và tỉ số lượng giác của góc nhọn
Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề. Cạnh góc vuông = (cạnh huyền ) × (sin góc đối) = (cạnh huyền ) × (cosin góc kề) |
Ví dụ 1:
Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:
2. Tính cạnh góc vuông theo cạnh góc vuông còn lại và tỉ số lượng giác của góc nhọn
Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc côtang góc kề. Cạnh góc vuông = (cạnh góc vuông còn lại ) × (tan góc đối) = (cạnh góc vuông còn lại ) × (cot góc kề) |
Ví dụ 2:
Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:
3. Áp dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải tam giác vuông
Giải tam giác vuông là tìm tất cả độ dài các cạnh và số đo các góc còn lại của tam giác đó.
Sơ đồ tư duy Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông