Nước B và nước C là hai nước láng giềng, từ lâu có quan hệ thân thiết với nhau

19

Với giải Bài 14 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Bài 14 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Nước B và nước C là hai nước láng giềng, từ lâu có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng năm qua, lợi dụng tình hình giá xăng dầu tăng cao và khan hiếm ở một số nơi trên thế giới, một số tàu buôn tư nhân của nước C đã vận chuyển, buôn bán xăng dầu trên một số vùng biển thuộc lãnh hải của nước B. Lực lượng biên phỏng của nước B tuần tra, kiểm soát đã bắt giữ các tàu thuyền buôn lậu của nước ngoài và thực hiện xử lí vi phạm hành chính theo pháp luật nước mình. Nước C phản đối và cho rằng nước B không có thẩm quyền xử lí vi phạm đối với các tàu thuyền buôn lậu xăng dầu của nước C trong lãnh hải của nước B.

a) Trong tình huống trên, hành vi của một số tàu thuyền nước C có vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật của nước B hay không?

b) Chính quyền nước B có quyền xử lí vi phạm hành chính đối với tàu thuyền vi phạm của nước B hay không? Giải thích vì sao.

Lời giải:

a) Hành vi của một số tàu thuyền nước C vi phạm:

- Pháp luật quốc tế: Vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác và các quy định về hoạt động kinh tế trên lãnh hải của quốc gia khác.

- Pháp luật của nước B: Vi phạm quy định về buôn lậu và sử dụng lãnh hải của nước B mà không có phép.

b) Chính quyền nước B có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với tàu thuyền vi phạm của nước C vì:

- Vi phạm xảy ra trong lãnh hải của nước B, nơi mà nước B có quyền tài phán.

- Theo pháp luật quốc tế, nước B có quyền bảo vệ chủ quyền và thực thi pháp luật trên lãnh thổ của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá