Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”

155

Với giải Bài 8.16 trang 66 Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối chương 8 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 8

Bài 8.16 trang 66 Toán 9 Tập 2: Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II.

Tính xác suất của các biến cố sau:

E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”;

F: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 hoặc 9”;

G: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 6”.

Lời giải:

Phép thử là gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II.

Kết quả của phép thử là (a, b), trong đó a và b tương ứng là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc I và con xúc xắc II.

Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Bài 8.16 trang 66 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 36 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là Ω = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); …; (6, 5); (6, 6)}.

Tập Ω có 36 phần tử.

Vì gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất nên các kết quả có thể xảy ra là đồng khả năng.

⦁ Có 2 kết quả thuận lợi của biến cố E là: (5, 6); (6, 5). Do đó, PE=236=118.

⦁ Có 9 kết quả thuận lợi của biến cố F là: (2, 6); (3, 5); (3, 6); (4, 4); (4, 5); (5, 3); (5, 4); (6, 2); (6, 3). Do đó, PF=936=14.

⦁ Có 10 kết quả thuận lợi của biến cố G là: (1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (3, 1); (3, 2); (4, 1). Do đó, PG=1036=518.

Đánh giá

0

0 đánh giá