TOP 10 bài Nghị luận về văn hóa hội nhập 2024 SIÊU HAY

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về văn hóa hội nhập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nghị luận về văn hóa hội nhập

Đề bài: Viết bài văn Nghị luận về văn hóa hội nhập

Dàn ý chi tiết Nghị luận về văn hóa hội nhập

1. Mở bài

- Hội nhập quốc tế là một xu hướng diễn ra từng ngày từng giờ, không chỉ xuất hiện ở bề rộng mà còn đi vào chiều sâu, trong đó nổi bật là hội nhập văn hóa.

2. Thân bài

- Giải thích 

+ Bối cảnh hội nhập, đặc biệt là hội nhập về văn hóa ra mở nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức: “nhiều điều rất khó hiểu, khó lường và cả những nguy cơ, nguy hiểm”.

- Thanh niên đang ứng xử trước quá trình hội nhập văn hóa như thế nào?

Các biểu hiện tích cực, thể hiện sự chủ động nắm bắt các cơ hội mà sự hội nhập tạo ra:

+ Đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài: Lớp học BETOAJI dạy món ăn Việt Nam của nhóm bạn trẻ học tập và sinh sống tại Nhật Bản.

+ Ứng dụng công nghệ hiện đại để góp phần quảng bá văn hóa: giải pháp tổng thể Visual Museum nhằm tạo ra những bảo tàng ảo ở Việt Nam được nhóm bạn trẻ của Công ty AVR360 áp dụng tại Bảo tàng Quảng Ninh.

- Các biểu hiện tiêu cực do chưa có sự tiếp nhận đúng đắn các giá trị mà sự hội nhập đem đến:
+ Thần tượng các ngôi sao quốc tế một cách thái quá

 + Ăn theo các trào lưu đang “gây bão” toàn thế giới mà không xét đến thuần phong mĩ tục

- Làm thế nào để hình thành thái độ ứng xử phù hợp trong quá trình hội nhập?

+ Am hiểu tường tận nền văn hóa dân tộc mình để xây dựng phông kiến thức vững vàng và tư duy phản biện trước nền văn hóa dân tộc khác.

+ Trau dồi vốn ngoại ngữ để có thể tìm hiểu, khám phá nền văn hóa các dân tộc trên thế giới.

+ Tự tin thể hiện con người, bản sắc của đất nước mình trước bạn bè quốc tế để thực sự là một phần trong sự hội nhập.

- Mở rộng, lật ngược vấn đề về thái độ ứng xử của thế hệ trẻ trước sự hội nhập văn hóa

+ Sự hội nhập quốc tế không dừng lại ở sự giao lưu văn hóa mà còn bao gồm hội nhập về kinh tế, giáo dục,…với những cơ hội, thách thức riêng.

+ Tiếp thu văn hóa có chọn lọc không có nghĩa là nói “không” với giao lưu văn hóa, khép mình trước sự hội nhập.

3. Kết bài

- Hội nhập về văn hóa là một xu hướng tất yếu, tiềm ẩn những cơ hội và thách thức.

TOP 10 bài Nghị luận về văn hóa hội nhập 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 1

Trong thời đại hội nhập kinh tế, mỗi công dân phấn đấu trở thành những công dân toàn cầu thì vấn đề về văn hóa hội nhập cũng được quan tâm hơn hết.

Văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người tạo nên đặc thù của từng dân tộc. Dân tộc ta có những biểu hiện riêng tạo nên tinh thần ấy trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống nhân văn, nhân ái đã được đúc kết qua những thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, tinh thần nòi giống còn được thể hiện qua những di sản văn hóa mà nhiều thế hệ đi trước để lại. Những giá trị truyền thống của dân tộc ta với nhiều loại hình văn hóa gần đây có nguy cơ đang dần bị mai một. Như vậy, trước mọi thách thức và nguy cơ, song đến cuối cùng thì mọi giá trị đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc chính là bản sắc văn hóa. Bên trong cái mới, cái hiện đại, vẫn có cái cũ, cái truyền thống, dòng chảy tinh thần dân tộc vẫn âm thầm và xuyên suốt trong thế hệ đi trước và ngay cả thế hệ trẻ ngày nay. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc có lẽ đơn giản chỉ là mang theo trên hành trang mở ra cánh cửa thế giới vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của người Việt Nam. Tiếp cận cái mới phải đi đôi với quá trình bảo tồn và duy trì cái cũ, để hòa nhập mà không hòa tan.

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 2

Thế giới ngày càng vận động đến xu hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Điện thoại di động, máy vi tính, tivi cũng như rất nhiều những sản phẩm điện tử, công nghệ sinh học, hóa học, lý học đang tràn ngập thế giới và trở thành những điều không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam. Bên cạnh mặt tốt bởi ích lợi của nó cũng biểu hiện rất nhiều lo ngại về ảnh hưởng mặt trái của nó. Một số biểu hiện cần phải được quan tâm suy ngẫm để làm sao những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt Nam được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống của con người Việt Nam.

Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống thì nhiều văn hóa nghệ thuật của dân tộc không còn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên và cả tầng lớp trung lưu không còn thích xem tuồng, chèo, hát ca trù… Chiếc áo dài tân thời - sản phẩm văn hóa mặc kết hợp cả văn hóa mặc Đông - Tây đã và đang là vẻ đẹp văn hóa mặc mang bản sắc Việt Nam cũng cần phải được nhận thức và giữ gìn. Do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày nay tốt hơn nên nhiều phụ nữ không được mảnh mai và vì vậy không thích mặc áo dài ngay cả những ngày lễ, tết. 

Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” khác với “bảo vệ bản sắc văn hóa”. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” là giữ để cho không mất đi, còn “bảo vệ bản sắc văn hóa” là giữ không để cho xâm phạm. “Bảo tồn” không có nghĩa là chỉ giữ lấy mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh hơn, giàu có hơn và vẫn được bổ sung các yếu tố mới. Trong việc bảo tồn và phát triển cũng đòi hỏi phải biết lựa chọn, sàng lọc. Các yếu tố văn hóa bản địa trước đây đã từng dùng hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp như thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thường trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lưng với nghệ thuật sân khấu. Người Việt Nam thừa nhận và tiếp nhận cái tinh túy, đẹp đẽ của vũ Ba lê, của nhạc Rock, của kịch nói, của nghệ thuật điện ảnh nhưng không chấp nhận phim ảnh khiêu dâm cùng những trò chơi bạo lực trên máy tính.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Có lẽ trước hết mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa theo đúng cách nghĩ: mọi cái sẽ đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc là văn hóa. Xã hội và nhà trường phải tăng cường giáo dục để mọi công dân hiểu được những giá trị, những biểu hiện truyền thống văn hóa… Hiểu được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… Biết được lý do tồn tại và phạm vi sử dụng của một hiện tượng văn hóa nước ngoài, thanh niên sẽ không học đòi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu được về văn hóa sẽ hạn chế được hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống và trên các báo đài

Vấn đề hội nhập văn hóa là mối quan tâm của toàn xã hội, khi vừa đáp ứng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Hội nhập để mang bản sắc văn hóa dân tộc đến với các quốc gia trên thế giới, để quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Chứ không phải chạy theo lối sống sính ngoại mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc. Đó mới là hội nhập đúng nghĩa. 

TOP 10 bài Nghị luận về văn hóa hội nhập 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 3

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. 

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy hòa nhập nhưng không hòa tan. 

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 4

Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam từng bước tiến gần hơn với hội nhập sâu rộng quốc tế với các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nhiều vấn đề được đặt ra trong đó có vấn đề văn hóa hội nhập. Người ta lo ngại rằng bản sắc văn hóa dân tộc sẽ bị mai một theo thời gian và cần có những hướng đi đúng đắn để vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.
Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa là những công dân toàn cầu xây dựng đất nước phát triển. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 5

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau.Trong thời đại hội nhập toàn cầu thì một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là văn hóa hội nhập.

Hội nhập văn hóa là quá trình con người tìm hiểu các động lực của các nền văn hóa xung quanh mình và chọn lọc, tiếp thu các giá trị và chuẩn mực phù hợp với nền văn hóa và thế giới quan của nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi công dân ngày nay đang phấn đấu trở thành những công dân toàn cầu, tuy nhiên cần nhận thức rõ bản sắc văn hóa dân tộc và đặc biệt cần có cái nhìn đúng đắn về văn hóa hội nhập từ đó vừa gìn giữ giá trị truyền thống vừa hướng đến tương lai. 

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 6

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết. Và vấn đề hội nhập văn hóa từ đó cũng được đặt ra.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Hội nhập để vươn tầm quốc tế nhưng không đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. 

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Nhưng cũng không quên tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 7

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có bản sắc văn hóa riêng. Trong thời đại hội nhập toàn cầu, văn hóa hội nhập là một trong những vấn đề đáng chú ý nhất.

Hội nhập văn hóa là quá trình mà con người tìm hiểu các yếu tố của các nền văn hóa xung quanh và chọn lọc, tiếp thu các giá trị phù hợp với nền văn hóa và thế giới quan của mình. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng là những giá trị tạo ra sự đa dạng và phong phú trong lối sống, sinh hoạt của con người, góp phần tạo nên sự đặc sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển của đất nước.

Bản sắc văn hóa dân tộc là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương, là nơi con người gắn kết, vui chơi. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam đang mất dần hoặc biến dạng. Vì vậy, mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh, cần có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động hơn để tuyên truyền, cung cấp tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi công dân ngày nay đều phấn đấu trở thành công dân toàn cầu, nhưng cần nhận biết rõ bản sắc văn hóa dân tộc và đặc biệt là có cái nhìn đúng đắn về văn hóa hội nhập, từ đó giữ gìn giá trị truyền thống và hướng đến tương lai. 

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 8

Thế giới ngày càng chuyển động theo hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, không thể phủ nhận vai trò của việc tiếp nhận văn hóa thế giới, vì nếu không làm như vậy, tình trạng lạc hậu, chậm phát triển sẽ trở nên trầm trọng hơn. Điện thoại di động, máy tính, tivi cùng với nhiều sản phẩm công nghệ khác đang tràn ngập cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Ngoài những lợi ích, cũng tồn tại nhiều lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Cần phải quan tâm và suy ngẫm về cách giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Việt Nam.

Trong bối cảnh công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhiều nghệ thuật dân tộc không còn sức hấp dẫn như trước. Thanh niên và tầng lớp trung lưu ít quan tâm đến các nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, ca trù... Áo dài - biểu tượng văn hóa kết hợp giữa văn hóa Đông và Tây - cũng cần được nhận thức và bảo tồn. Một số phụ nữ không ưa chuộng việc mặc áo dài do không thoải mái, nhưng điều này không phải là lý do để lãng quên truyền thống.

Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là từ chối văn hóa ngoại lai. 'Bảo tồn' khác với 'bảo vệ'. 'Bảo tồn' là giữ để không mất đi, còn 'bảo vệ' là giữ không để bị xâm phạm. Đồng thời, cần phải phát triển và bổ sung thêm yếu tố mới cho văn hóa truyền thống. Trong quá trình này, cần có sự lựa chọn và sàng lọc cẩn thận. Các yếu tố văn hóa truyền thống đã kết hợp với văn hóa ngoại nhập để tạo ra vẻ đẹp đặc trưng. Quan trọng nhất là phải biết cách sáng tạo trong việc kết hợp và tiếp nhận. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam không thể bỏ qua sự nhận thức và ý thức của mỗi người dân.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu cấp thiết và kéo dài. Mỗi cá nhân cần nhận thức tầm quan trọng của việc này: văn hóa là điều còn lại sau mỗi thứ khác. Xã hội và nhà trường cần tăng cường giáo dục về giá trị và biểu hiện văn hóa truyền thống. Quan trọng hơn, cần hiểu và biết cách thưởng thức các nét đẹp của văn hóa dân tộc, cũng như hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Hội nhập văn hóa không chỉ là việc tiếp nhận mà còn là việc quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc đến với thế giới, mà không phải là việc lãng quên những giá trị truyền thống. Đó mới là hội nhập đích thực.

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 9

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, học sinh có nhiều cơ hội hơn để học hỏi, tiếp thu kiến thức, mở rộng hiểu biết và hòa nhập với thế giới. 

Một hiện tượng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, mở lòng hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại quên đi, bỏ qua nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mình, nhiều bản sắc đã bị suy thoái, giới trẻ ngày nay ít quan tâm hơn, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc ấy.

Từ sự không quan tâm đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị suy thoái, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, cuộc thi dân gian không nhận được nhiều sự chú ý của con người hoặc chỉ là hình thức. Đối với các bạn trẻ hiện nay, họ không quá chú trọng vào những truyền thống, bản sắc đó mà hướng đến những thứ hiện đại hơn, ngoại lai. Những điều này đã làm con người mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết vấn đề trên, mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh cần tìm hiểu những bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động hơn để tuyên truyền, cung cấp tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực mở rộng kiến thức về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước mình. Chỉ có vậy, bản sắc văn hóa dân tộc mới được bảo tồn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả những người Việt Nam, là con người mang dòng máu đỏ da vàng. Vì vậy, ta cần có ý thức bảo tồn và phát huy, hòa nhập mà không hòa tan. 

Nghị luận về văn hóa hội nhập -  Mẫu 10

Vào thế kỉ XXI, Việt Nam đã bước vào quá trình hội nhập toàn cầu với các quốc gia khác trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nhiều thách thức đã được đặt ra, trong đó có vấn đề văn hóa hội nhập. Có lo ngại rằng văn hóa dân tộc sẽ mất dần theo thời gian và cần có những hướng đi phù hợp để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp nhận và chọn lọc những giá trị văn hóa toàn cầu.

Trong bối cảnh tham gia vào kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, vai trò của văn hóa dân tộc trở nên quan trọng hơn và liên kết chặt chẽ với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những người sẽ làm chủ tương lai đất nước, thế hệ thanh thiếu niên và học sinh ở Việt Nam đã và đang thể hiện văn hóa dân tộc qua những hành động tích cực. Mặc dù có ảnh hưởng từ văn hóa nước ngoài nhưng vẫn có không ít người trẻ quay về với giá trị truyền thống của dân tộc như trò chơi dân gian, ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của Việt Nam trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có những thanh niên sống xa bản sắc dân tộc. Họ không quan tâm đến giá trị truyền thống ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa nước ngoài qua sự thần tượng, bắt chước mù quáng. Ví dụ như việc sử dụng ngôn từ nước ngoài trong tiếng Việt, tạo ra sự hiểu nhầm và ảnh hưởng đến sự trong sáng của ngôn ngữ. Những hành động đó đã vô tình gây tổn hại cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ cần nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa dân tộc để thúc đẩy tinh thần gìn giữ những giá trị này. Đồng thời, cần phát triển lối sống và hành động tích cực phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, duy trì và phát huy những giá trị riêng của văn hóa dân tộc. Chúng ta cần lên án, phê phán những hành vi làm suy yếu văn hóa dân tộc, và có thái độ quyết liệt để chống lại những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan rộng trong xã hội hiện nay.
Vậy nên, thế hệ trẻ không chỉ là người gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc mà còn là những công dân toàn cầu đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Là những người sinh ra và lớn lên trong văn hóa dân tộc, chúng ta cần phấn đấu, cố gắng trong học tập và lao động để trở thành những công dân mẫu mực, đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá