Bài thơ Chân quê - Nguyễn Bính - Nội dung, tác giả, tác phẩm

122.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Chân quê Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chân quê lớp 11.

Tác giả tác phẩm: Chân quê - Ngữ văn 11

I. Tác giả Nguyễn Bính

Chân quê - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Nguyễn Bính: (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

- Sự nghiệp văn học:

Tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955).

-  Phong cách thơ: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:

 + Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

+ Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

II. Tìm hiểu tác phẩm Chân quê

1. Thể loại: Thơ    

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

-   Chân quê nằm trong tập Tâm hồn tôi (1937), được nhiều nhà phê bình đánh giá là bài thơ tiêu biểu về hồn quê của Nguyễn Bính. Bài thơ chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm của tác giả về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương

Chân quê - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chân quê có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

4. Bố cục bài Chân quê

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Đoạn 1: Từ đầu đến “em làm khổ tôi”

+ Phần 2: Đoạn 2: Tiếp theo đến “cái quần nái đen”

+ Phần 3: Đoạn 3: Tiếp theo đến “cho vừa lòng anh”

+ Phần 4: Đoạn 4: Phần còn lại

5. Tóm tắt Chân quê

Tác phẩm "Chân quê" của Nguyễn Bính là một câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và sâu sắc. Chàng trai trong câu chuyện này không thể giữ được vẻ đẹp chân quê của người yêu mình sau khi nàng trở về từ phương Tây. Điều này làm cho chàng rất buồn và thất vọng, bởi vì nét đẹp mộc mạc, bình dị của quê hương đã bị mất đi. Tác giả Nguyễn Bính đã sử dụng thể thơ lục bát để miêu tả câu chuyện tình yêu này, và qua đó truyền tải một thông điệp rất quan trọng đến độc giả. Tác giả muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo tồn nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn mang trong mình sự mộc mạc và đơn sơ. Chúng ta không nên quên đi nét đẹp của quê hương, mà cần phải luôn nhớ và trân trọng giá trị của nó. Tác phẩm "Chân quê" đã tạo được sự cảm động và cảm nhận sâu sắc đối với người đọc, và đồng thời truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ là hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc.

7. Giá trị nghệ thuật

-   Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.

- Ngôn ngữ bài thơ bình dị, gần gũi, mộc mạc, mang đậm chất quê.

- Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung.

- Câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chân quê

1. Nhan đề Chân quê

- “Chân quê” - chính là những cái gốc gác của quê hương. Đó là những cái móng rễ, của quên hương mà mỗi người sinh ra trên đời đều được thừa hưởng.

- Lí giải sâu sắc hơn thì “chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê.

= > Có lẽ rất yêu mến và mong muốn gìn giữ cái vẻ đẹp “chân quê” ấy nên tác giả đã không ngần ngại đặt tên cho tác phẩm của mình.

2. Hình ảnh em đi tỉnh về

- Hình ảnh nhân vật em xuất hiện ngày từ câu đầu bài thơ “Hôm qua em đi tỉnh về”

= > Thể hiện một câu chuyện tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê.

- Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, sẽ làm thay đổi con người, tâm hồn cô gái. Vì thế mà: “Hôm qua em đi tỉnh về/Đợi em ở mãi con đê đầu làng”.

+ Cụm từ “đợi mãi” cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Mà không phải đợi trong làng mà ra tận đê đầu làng. Như vậy càng chứng tỏ, chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về sẽ như thế nào.

- Bao nhiêu nhớ nhung mong ngóng, bỗng trở thành nỗi xót xa, đau đơn khi thấy cô gái xuất hiện trước mắt với hình ảnh không thể bất ngờ hơn.

“Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”

+ Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm: những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi = > dành cho những cô gái lẳng lơ, rong chơi đàn đúm.

= > Giờ em vận vào người – nhìn em rộn rang trong trang phục đó khiền lòng tôi thêm khổ thêm sầu.

- Em đi về và những điều “chân quê” trong em đã không còn. Không còn áo yếm lụa sồi, chẳng còn cái dây lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi sang xuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truyền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã biến đi đâu mất.

“Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

+ Những trang phục ấy không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai yêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người.

= > Chàng trai đau đớn xót xa không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người.

= > Đoạn thơ chính là nói về nỗi lòng của chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai muốn khẳng định vẻ đẹp thành thị kia không hợp với cô gái chút nào.

= > Nhận xét chung: Môi trường xã hội có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người như thế nào. Hôm qua em mới đi tỉnh về thôi mà dường như mọi thứ ở con người em đã thay đổi.

3. Ước nguyện giữ lấy chân quê

- Chàng xót xa trước cảnh tượng ấy. Chàng biết rằng nếu nói ra người con gái sẽ mất lòng, sẽ tự ái nhưng chàng càng nhìn cô gái càng cảm thấy bi ai. Thế nên, dù kết quả ra sao, chàng vẫn quyết định:

“Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”

+ Không phải là “xin” mà tác giả sử dụng từ “van” trong van nài.

= > Van nài ở đây mang hàm nghĩa là chàng trai đã thấu hiểu tấm lòng của cô gái. 

 = > Chàng trai tha thiết, xuống nước nhờ cô gái “hãy giữ nguyên quê mùa”. Không phải là xin xỏ cô gái điều gì đó chàng làm sai mà là vừa nhờ vả vừa cầu khẩn cô gái. Đúng là một cách dùng từ hoàn hảo và không thể thay thế. Chàng thẳng thắn chấp nhận sự “quê mùa” chữ không thể chấp nhận lối thành thị nửa mùa.

- Chàng trai kể ra chi tiết “quê mùa” mà cô gái đã từ bỏ:

“Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!”.

+ Chàng đã không ví dụ cách ăn mặc của cô gái trong trường hợp khác mà chính là hôm đi lễ chùa.

= > Đi lễ chùa bao giờ cũng thể hiện sự thành kính, tôn trọng của người tham quan. Do đó, chàng muốn nhận được sự thành kính, tôn trọng như trong lần đi đó. Bởi chàng muốn nàng hiểu, nếu cô mặc như thế không chỉ riêng chàng trai vừa lòng mà hết thảy thần linh, đất trời cũng ưng mắt.

- Chàng trai tiếp tục đưa ra những dẫn chứng chính xác giúp cô gái nhận ra điều mình đang làm là sai để thuyết phục cô.

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê”

+ hoa chanh đã nở ra ở giữa vườn chanh thì sẽ mãi là hoa chanh chứ không thể là hoa đồng tiền, hay hoa tuy luýp.

= > Em giữ chân quê, quê mùa không chỉ riêng cho anh, mà còn cho chính em, cho thầy u, cho xóm làng, cho quê hương đất nước. Thật là những lí lẽ hết thức xác thực.

= > Nhận xét chung:

Nhà thơ đi từ việc kể về những chi tiết thay đổi. Sau đó, bày tỏ xúc cảm và suy nghĩ của mình trước sự thay đổi đó. Rồi tới việc khẳng định lại vẻ đẹp của cô gái khi thật sự là mình như thế nào rồi nâng tầm quan trọng của sự gìn giữ đó lên thành cái chung của cả một dân tộc. Từng đó luận điểm thôi cũng đủ khiến cô gái kia phải nghĩ ngợi lại.

= >> Kết luận:

Nhưng cô gái có trở về “chân quê” xưa thì chàng trai hay chính tác giả vẫn man mác buồn. Bởi: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Dù em đã trở về là cô gái thôn quê như ngày xưa, nhưng ít nhiều hương phố xa hoa đã vấn vương trên người, trong tâm hồn cô gái ấy. Chúng thay thế cho hương đồng gió nội, cho những sự trong sáng thanh khiết của cô gái.

Phân tích bài thơ Chân quê

Nguyễn Bính (1918 -1966) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Nam Định. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi và để lại cho đời một sự nghiệp thơ với nhiều tác phẩm hay, nhất là về tình yêu, mùa xuân và hồn quê. Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tỉnh tình đơn giản của dân quê là những tỉnh tình căn bản của ta. Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mơi lòe loẹt.

Thơ chính là ước nguyện, là khát vọng của con người Nguyễn Bính. Giữa lúc biết bao nhà Thơ mới đi tìm thi hứng ở động tiên, trường tình… thì Nguyễn Bính lại đi theo một lối riêng, trở về với, tình quê, hồn quê của dân tộc mả vẫn tươi mới, hiện đại. “Chân quê ” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.

Trên thế giới này có biết bao nhiêu ngôn ngữ nhưng có thứ ngôn ngữ nào diễn tả được hai từ “Chân quê” đầy ý nghĩa của Nguyễn Bính. “Chân quê” là chất của người dân Đất Việt, là hồn Việt Nam chân chất mộc mạc, giản dị mà thanh tao, là tình người gắn liền với làng quê yêu dấu. “Chân quê” là những thuần phong mĩ tục ý vị đầy tính nhân văn siêu việt.

“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt. Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới, ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.

Và “Khăn nhung ảo lĩnh rộn ràng/ Ao cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh ”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:

“Hỡi anh áo trắng cầm ô mây
Có phải nhân tình chớ vội qua ”

Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài ” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì, nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai: em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá! Một sự thay đổi quá nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, khó mà thích nghi được.

Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê ” và tự hỏi:

“Nào đâu cải yếm lụa sồi?
Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc, các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái, những nguồn cơn khó mà diễn đạt hết thành lời. Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, thoảng mùi hương đồng cỏ nội quê nhà, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”: “Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”. Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ, giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?

Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng. Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu. Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, đề nghị, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”, mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, giản dị, “Chân qụê” của ngày xưa. Chỉ cần em như xưa, cần em vẫn là em, mang nét đẹp giản dị của cô gái Việt, thế đã là vừa lòng anh. Thế nhưng, “vừa lòng anh” thì lại “mất lòng em”. Oái oăm thay! Trớ trêu thày ! Thời gian, không gian, cuộc sống thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng dần thay đổi ở một số người.

Còn đối với chàng trai: cái đẹp không ở sự hiện đại, tân thời mà chính ở những giá trị đơn giản, mộc mạc, “Chân quê” và hơn nữa là phù hợp với bản thân và mọi người: “hoa chanh nở giữa vườn chanh ” thì mớị đúng thực chất, mới là cái đẹp thực sự. Có một số ý kiến cho rằng bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính mang tính bảo thủ quá nặng, Nguyễn Bính cứ khư khư ôm lấy hoài cổ, quá khứ, không nhìn nhận vào hiện thực, tương lai, cứ cho quá khứ là nhất. Thế nhưng, nào đâu phải vậy.

Nguyễn Bính chỉ muốn mọi người giữ gìn, trân trọng những nét đặc trưng dân dã của làng quê và quá khứ, không thể phủ nhận, chối bỏ nó. Cái đẹp tân thời, hiện đại, kiểu cách thì không phù hợp với làng quê vất vả, nghèo khổ. Người con gái sau khi lên tỉnh một lần trong một thời gian ngắn đã thay đổi như vậy thì không biết nếu nàng ở tỉnh trong một thời gian dài thì nét “Chân quê” còn đâu? Chắc là sẽ bị lãng quên, chối bỏ. Có một câu nóị nổi tiếng của Abutalip rằng: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác”.

Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy sức lay động, giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945” cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.

Bài thơ của Nguyễn Bính là một thông điệp cảnh tỉnh rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cho những những cô gái quê đang tự đánh mất nét đẹp chân quê của mình. Bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu, đó là một sự mất mát lởn: “Đời thơ thôi thế dở dang/ cố nhân ơi, bước sang ngang lỡ rồi”. Nhưng nhà thơ đã kịp để lại cho đời “Chân quê” vô cùng đắt giá, đó là bản sắc văn hóa dân tộc được chắt lọc, cô đọng “có một không hai” cho người Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích; nó sẽ còn mãi, còn mãi và in một dấu ấn không nhỏ trong lòng những người yêu hồn quê Việt.

IV. Đọc tác phẩm Chân quê

Chân quê

Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

1936

(In trong Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 25, NXB Khoa học Xã hội, 2000, tr. 457 – 458)

Video bài giảng Ngữ văn 11 Chân quê - Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đồ gốm gia dụng của người Việt

Tác giả - tác phẩm: Chân quê

Tác giả - tác phẩm: Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Tác giả - tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả - tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Tác giả - tác phẩm: Chí khí anh hùng

Đánh giá

5

1 đánh giá

1