Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách viết nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Cách viết nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Hướng dẫn phân tích để bài Cách viết nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Dạng bài: Nghị luận
- Yêu cầu:
+ Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
+ Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
-Khái niệm cần làm rõ:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.
Dàn ý Cách viết nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm nghệ thuật và nêu vấn đề cần bàn luận
2.Thân bài
- Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều.
+ Nêu luận điểm 1, vấn đề xã hội mà người viết quan tâm
+ Bằng chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm 1
+ Nêu luận điểm 2
+ Bằng chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm 2
…
3.Kết bài
- Khẳng định lại quan điểm, nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 1: Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người.
a.Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài
a. Tình yêu thương giữa người với người được thể hiện trong “Chí Phèo”
- Biểu hiện của tình yêu thương thể hiện ở những hành động của Thị Nở đối với Chí Phèo:
+ Thị Nở vô tư, không sợ hãi Chí Phèo.
+ Thị Nở đỡ Chí Phèo vào nhà và đắp manh chiếu rách cho Chí khi hắn bị cảm lạnh.
+ Thị Nở nấu cháo cho Chí. Bát cháo hành là biểu tượng của tình yêu thương, sự đồng cảm, thương xót.
- Ý nghĩa của tình yêu thương:
+ Chí Phèo bất ngờ khi Thị Nở không sợ hãi mình.
+ Lương tâm Chí Phèo được đánh thức.
+ Chí Phèo khao khát được trở lại làm người lương thiện.
b. Tình yêu thương giữa người với người trong đời sống hằng ngày
- Tình yêu thương là điều không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người.
- Biểu hiện của tình yêu thương:
+ Quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Thấu hiểu và đồng cảm trước những bất hạnh của con người.
+ Yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của người khác.
+….
- Ý nghĩa của tình yêu thương:
+ Đem lại ý nghĩa cho cuộc sống con người.
+ Gắn kết con người.
+ Mang lại niềm tin, cảm hứng sống cho mỗi người.
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
+…
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Bài học nhận thức:
Tình yêu thương là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chỉ một hành động rất nhỏ cũng có sức ảnh hưởng to lớn đến con người.
- Bài học hành động:
Con người cần trau dồi, lan tỏa tình yêu thương bằng những hành động thiết thực.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò của tình yêu thương.
b.Bài tham khảo
Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người - Mẫu 1
Tình yêu là một trong những đề tài mà có lẽ dù có đo đếm đến hết chiều dài của thời gian người ta cũng không thể khai thác được cho đến cùng kiệt. Trong văn chương, tình yêu là đề tài nhận được rất nhiều tình cảm của giới sáng tác qua nhiều giai đoạn. Và tác giả Nam Cao cũng hướng ngòi út của mình vào tình yêu. Trong tác phẩm Chí Phèo ông không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu chân thực, ca ngợi sức mạnh tình yêu thương giữa con người với con người.
Tình yêu thương của Thị Nở với một bát cháo hành nóng hổi, ngọt thơm hương vị của tình yêu thương con người đã khiến cho một con người bị tha hóa, biến chất như Chí Phèo thất tỉnh, thay đổi và hồi sinh. Chưa bao giờ hắn lại khao khát được sống lương thiện đến như thế, ý chí muốn được sống cho ra người, tử tế lương thiện đã khơi dậy mạnh mẽ trong hắn một con người từng được xem là một con quỷ của làng Vũ Đại nhưng chính sự hắt hủi, vô tâm của người đời đã lần nữa hắt hủi Chí Phèo ra khỏi xã hội loài người, dồn hắn vào bước đường cùng không lối thoát trên hành trình đi kiếm tình yêu thương đó. Phải chăng con người biết sống vị tha hơn, thấu hiểu hơn, biết yêu thương nhau hơn thì Chí Phèo có lẽ đã được sống hạnh phúc với tình yêu thương của Thị Nở, cuộc đời này trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn biết bao nhiêu.
Ngày nay, tình yêu thương trong xã hội hiện đại lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người ta đang phải chịu nhiều áp lực của công việc, của cơm áo gạo tiền, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để cứu vớt lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho ta sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách của cuộc đời, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến từ đó giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt chúng ta khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.
Lòng yêu thương con người với nhau thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.
Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Hãy biết yêu quý bản thân một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như ông cha ta từ xưa đã dạy:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người - Mẫu 2
Albert Schweitzer đã từng nói: “Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi”. Quả thực vậy, so với sự rộng lớn của vũ trụ bao la thì sự sống của con người chỉ là một điều nhỏ nhoi và hữu hạn. Chỉ có tình yêu cùng những giá trị được tạo nên từ tình yêu chân chính là có thể tồn tại bất biến. Với “một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”, nhà văn Nam Cao đã viết nên kiệt tác truyện ngắn “Chí Phèo”, từ đó đem đến cho người đọc những thông điệp nhân văn về tình yêu thương trong đời sống.
Nhân vật chính của tác phẩm – Chí Phèo là một người có số phận vô cùng bi kịch. Ngay từ khi sinh ra, Chí đã không được cảm nhận hơi ấm của tình thương. Sinh linh bé nhỏ trần truồng và xám ngắt bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Chí đã đến với cõi trần gian này như thế, không một cái tên, không một mái nhà tử tế. Những tháng năm sau đó, Chí được nuôi nấng bởi những người khác nhau. Họ cho đi, bán lại Chí như một món hàng. Khi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, Chí bị người ta vu oan. Miệng lưỡi quỷ kế của thiên hạ cùng sự độc ác của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Khi về làng, Chí biến đổi cả về nhân dạng lẫn tâm hồn. Hắn có một vẻ ngoài gớm ghiếc, thường xuyên rạch mặt ăn vạ để có tiền uống rượu. Không chỉ vậy, Chí còn hủy hoại hạnh phúc biết bao gia đình khác khiến dân làng đều sợ hắn và tránh mặt.
Thị Nở xuất hiện tựa như nguồn sáng ấm áp trong cuộc đời Chí Phèo. Đây là người đàn bà gàn dở và có ngoại hình thô kệch. Thị vô tư nằm ngủ trong túp lều rách, khiến Chí Phèo – một kẻ chẳng bao giờ tỉnh, lại phải giật mình. “Vả lại có lý gì để thị sợ hắn đâu? Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị thì lại chỉ có ba cái ấy…” Dưới ánh trăng sáng, chúng cười với nhau. Không chỉ vậy, vào sáng hôm sau, khi cả hai đã tỉnh táo, Thị Nở cũng không bỏ rơi Chí Phèo. Chí bỗng nhiên nôn mửa và sợ rượu, Thị Nở gượng dậy và đỡ hắn vào nhà rồi nhặt manh chiếu đắp cho hắn. Tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện tập trung ở chi tiết bát cháo hành. Bát cháo đạm bạc là đại diện cho tình yêu thương, sự cảm thông trong sáng của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Đón nhận tình cảm ấy, lương tâm Chí Phèo như được đánh thức và khao khát được hoàn lương. Hắn chợt thấy đây là bát cháo ngon nhất trên đời. Trong tâm trạng Chí Phèo, cảnh vật và con người đều chứa chan hi vọng. Ước mơ về gia đình nhỏ hạnh phúc lại sống dậy. Dù cuối cùng, Chí Phèo có một cái kết bi thảm nhưng chính cái chết ấy lại là tượng trưng cho khao khát sống, được làm người lương thiện một cách mãnh liệt mà không được xã hội chấp nhận.
Từ “Chí Phèo”, ta thấy được tầm quan trọng của tình yêu thương trong đời sống hằng ngày. Yêu thương là điều không thể thiếu. Nếu trong văn học, giá trị của một tác phẩm nhiều khi được tập trung vào một chi tiết điển hình thì trong cuộc sống, tình yêu thương được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, đơn giản đến mức nhiều khi ta không để ý. Biết cảm thông trước nỗi buồn của người khác, giúp đỡ khi người xung quanh gặp khó khăn, vui mừng trước hạnh phúc và thành công của mọi người, trân trọng những điểm khác biệt giữa người với người,…tất cả đều là biểu hiện của tình yêu thương. Có thể nói, tình yêu chính là sợi dây gắn kết con người một cách tự nhiên và bền chặt nhất. Nhờ có tình yêu thương mà cuộc sống chúng ta trở nên ý nghĩa. Yêu và được yêu, ta được truyền cảm hứng sống, có cho mình mục tiêu tốt đẹp để phấn đấu. Trong những giờ phút tuyệt vọng hay khổ đau, chính tình yêu thương là thứ vực dậy tinh thần chúng ta, che chở cho ta vượt qua giông bão. Một xã hội được xây dựng trên cơ sở của tình yêu và sự công bằng là một xã hội văn minh. Nếu sống mà không có tình yêu thương, con người sẽ không thể phát triển một cách tốt đẹp. Cuộc đời của ta sẽ tẻ nhạt, u ám và không có định hướng. Tiền tài hay danh vọng cũng chẳng thể khiến ta bớt đi sự cô đơn.
Như vậy, từ trang văn đến thực tế cuộc sống, ta đều có thể thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình yêu thương. Nhịp sống hiện đại gấp gáp, đôi khi khiến ta quên đi mất trái tim mình và những người xung quanh cũng cần được nâng niu, chăm sóc. Hãy mở rộng lòng mình để yêu và được yêu, thấu cảm với mọi người, xoa dịu những khổ đau và xóa mờ sự khác biệt. Chừng nào ta còn biết quan tâm, chia sẻ và hi vọng thì sẽ không có những kiếp người đau khổ như Chí Phèo.
Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người - Mẫu 3
Tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao từ lâu đã được coi là một câu chuyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán và thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả. Từ tác phẩm này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, đó là sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.
Khi đọc những đoạn đầu của tác phẩm, khó có thể tưởng tượng rằng sẽ có một nhân vật chính như Chí Phèo - một người đã lâm vào cảnh rượu chè nhiều năm, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại - lại có thể tỉnh dậy và hồn thức nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó tưởng tượng hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi một người phụ nữ xấu xí và gian ác như mụ đàn bà xấu ma chê quỷ. Đó là một người phụ nữ đã ba mươi tuổi nhưng chưa được trót đời. Và không thể tin được rằng chính người phụ nữ xấu xí ấy lại mang trong mình một trái tim tốt đẹp và bình thường mà không ai khác ở làng Vũ Đại có được. Một bát cháo hành nóng hổi và những cử chỉ nhẹ nhàng của thị Nở đã đánh thức trong Chí một phần "người" lương thiện đã bị vùi lấp suốt thời gian dài. Đó là một con người chỉ hôm qua còn say rượu, chửi bới cả làng, chửi bới cả những đứa trẻ, gây rối và làm loạn khắp xóm nhưng lại có thể tỉnh táo nhận ra những điều đơn giản, những trải nghiệm hàng ngày, có thể khóc, có thể cảm nhận những cảm xúc đã tê dại suốt thời gian dài, có thể yêu và khao khát, mong ước trở lại cuộc sống tốt đẹp, ước mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn cả, sức mạnh để đánh thức Chí không đến từ quyền lực của bá Kiến, cũng không đến từ sự ủng hộ của người dân làng Vũ Đại mà đến từ tình yêu thương ngây thơ, chân thành trong trái tim của thị Nở.
Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, chúng ta có thể thấy rõ rằng tình yêu thương giữa con người là một sức mạnh đáng kinh ngạc, có khả năng thúc đẩy sự cảm thông và giáo dục một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Trên thực tế, chúng ta đã nhiều lần chứng kiến sự hiện diện của sức mạnh này, trong những người thầy yêu thương hết mực học trò của mình, bất kể học trò đó có thể là một người quấy rối hay không ngoan, và trong những người cảnh sát trại giam luôn biết thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ những tù nhân trong quá trình cải tạo. Tình yêu thương chân thành đã làm rung động và đánh thức phần thiện lương bị chôn vùi sâu sau lớp tội lỗi, cứu vớt nhiều người khỏi vực thẳm đau khổ. Tình yêu thương cũng đã giúp thế giới vượt qua những thảm họa tàn khốc và khôi phục niềm tin vào một tương lai tươi sáng...
Có nhiều phương pháp để khôi phục hạnh phúc và công bằng cho con người, nhưng nếu tình yêu thương có thể làm lành mọi vết thương, xóa tan mọi tội lỗi, chúng ta tại sao không đẩy mạnh sự hiện diện của nó trong mỗi trái tim, không khai thác sức mạnh của nó? Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...
Chỉ cần chúng ta lan tỏa tình yêu thương trong mỗi hơi thở, trong mỗi hành động, chúng ta có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy để tình yêu thương trở thành hướng dẫn và nguồn động lực cho chúng ta, để nó lan rộng và lan tỏa khắp mọi nơi. Chỉ cần mỗi người chúng ta ý thức và thực hiện, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống và tạo nên một tương lai ngập tràn tình yêu và hy vọng.
Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người - Mẫu 4
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từ xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.
Đọc những đoạn đầu tiên của tác phẩm, người đọc khó có thể hình dung được sẽ có kế nhân vật chính của truyện – một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần và linh hồn nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó hình dung hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi mụ đàn bà xấu ma chê qủy hờn, một người ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Con người ấy mới hôm qua còn đi uống rượu say, chửi cả làng, chửi cả đứa sinh ra, rạch mặt ăn vạ, la làng khắp xòm mà lại có thể tỉnh táo nhận ra được những điều đơn giản, nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát, mong muốn được trở lại cuộc sống lương thiện, mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người thị Nở.
Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. . . .
Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng:
Có gì đẹp trên đời hơn thế?
Người yêu người, sống để yêu nhau
Tồn tại và ngày càng phát triển – đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phải đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Nhấn con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này.
Có thể thấy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu rất đỗi chân thực. Cũng chính nhờ ngòi bút ấy, mà ta thấy được sức mạnh của tình yêu được thể hiện theo một cách khác, một tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.
Từ truyện ngắn Chí Phèo, hãy bàn về tình yêu thương giữa con người với con người - Mẫu 5
Tình yêu, một chủ đề mênh mông, không thể được khám phá tận cùng dù có đếm từng khoảnh khắc trôi qua. Trong văn chương, tình yêu là một đề tài thu hút sự quan tâm của các tác giả qua nhiều thời kỳ. Nam Cao, một nhà văn tài ba, cũng đã dùng ngòi bút của mình để viết về tình yêu. Trong tác phẩm "Chí Phèo", ông không tưởng tượng tình yêu theo cách lãng mạn, thơ mộng và hoàn mỹ, mà tập trung vào việc miêu tả tình yêu thật sự và ca ngợi sức mạnh của tình yêu giữa con người.
Tình yêu thương mà Thị Nở dành cho một bát cháo hành nóng hổi, ngọt ngào vị của tình yêu con người đã làm thay đổi một con người bị tàn phá và biến chất như Chí Phèo, mang đến sự thay đổi và tái sinh. Lần đầu tiên, anh khao khát được sống một cuộc sống đầy thiện lương như vậy. Ý chí sống cho người khác, lòng tốt và lương tâm đã thức tỉnh một người từng được coi là ác quỷ của làng Vũ Đại. Nhưng sự khinh miệt và vô tâm từ xã hội đã đẩy Chí Phèo ra khỏi cộng đồng loài người, để anh rơi vào bước đường cùng không lối thoát trên hành trình tìm kiếm tình yêu thương đó.
Nếu con người biết sống từ bi hơn, hiểu và yêu thương nhau hơn, Chí Phèo có thể đã có được hạnh phúc với tình yêu thương của Thị Nở. Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn bao giờ hết. Tình yêu thương đã đánh thức những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn Chí Phèo, làm thay đổi anh và biến anh trở thành một người tốt, người khao khát đóng góp cho xã hội, mang lại niềm vui và lợi ích cho người khác. Nó đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống khắc nghiệt và u tối của Chí Phèo, tạo ra một khía cạnh mới về tình yêu và sức mạnh của nó.
Tình yêu thương giữa con người không chỉ làm thay đổi cuộc sống và tâm hồn của người nhận, mà còn tạo ra một hiệu ứng tích cực lan tỏa đến những người xung quanh. Nó có thể truyền cảm hứng, khơi dậy lòng nhân ái và tạo điều kiện cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi người. Sức mạnh của tình yêu không có giới hạn và có thể thay đổi thế giới một cách tích cực, xây dựng một xã hội đầy lòng nhân ái và sẻ chia.
Trong thời đại hiện đại, tình yêu trở nên ngày càng quan trọng trong xã hội, đặc biệt khi con người đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống vật chất và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong bối cảnh đó, tình yêu trở thành một sợi dây quan trọng để kết nối và gắn kết con người với nhau, thể hiện sự gần gũi và sự đồng cảm chia sẻ. Con người không ngại hy sinh để cứu vớt lẫn nhau và tạo ra một môi trường gắn bó, đoàn kết. Tình yêu thương không chỉ tồn tại trong những mối quan hệ tình dục hay tình nhân, mà còn thể hiện qua tình cảm gia đình, tình bạn và tình người. Đó là tình yêu thương đồng loại, sự quan tâm và chăm sóc đối với những người xung quanh.
Tình yêu thương cũng có thể biến đổi và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể là sự chia sẻ và lắng nghe, là sự nhân ái và khoan dung, là sự hỗ trợ và đồng hành. Tình yêu thương không hạn chế bởi giới tính, tuổi tác, tôn giáo hay nguồn gốc. Nó là một nguồn năng lượng vô hạn, có thể lan tỏa và tồn tại mãi mãi trong lòng con người.
Trong cuộc sống hiện đại, khi cuộc sống trở nên bận rộn và quan trọng hóa thành công và danh vọng, tình yêu thương là một lời nhắc nhở về giá trị thực sự. Nó gợi nhắc con người không quên đi lòng nhân ái và sự kết nối với nhau. Tình yêu thương là một sức mạnh vô hình, nhưng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy để tình yêu thương tràn đầy trong trái tim chúng ta và lan tỏa ra xung quanh. Hãy biết trân trọng và chăm sóc những người thân yêu, hỗ trợ và đồng hành cùng những người xung quanh. Bằng cách đó, chúng ta có thể tạo ra một xã hội đầy lòng nhân ái, sự đồng lòng và sẻ chia. Hãy để tình yêu thương trở thành nguồn động lực cho cuộc sống và mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
Tình yêu thương là một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ và động lực kiên cường giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Nó có sức mạnh biến những điều bất khả thi thành khả thi, từng chút một, và giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên nhẫn hơn. Tình yêu thương không chỉ làm cho chúng ta hoàn thiện tâm hồn mình, mà còn rèn luyện và nâng cao nhân cách của chúng ta.
Tình yêu thương mang lại sự ngưỡng mộ, sự trân trọng và sự yêu mến từ mọi người xung quanh. Nó khiến chúng ta trở thành những người có giá trị và đáng quý trong mắt người khác. Với tình yêu thương, chúng ta có thể đóng góp vào sự phát triển của xã hội, tạo ra một thế giới tốt đẹp, văn minh và tiến bộ hơn. Tình yêu thương chính là điểm tựa, nguồn cứu rỗi cho chúng ta khi đối mặt với khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống.
Tình yêu thương hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta một cách giản dị nhưng mang trong mình sức mạnh phi thường. Nó hiển hiện qua tình yêu thương trong gia đình, tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái và lòng biết ơn sâu sắc của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ. Nó còn thể hiện qua tình yêu thương của hàng xóm và láng giềng, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô giáo luôn nỗ lực truyền đạt tri thức cao nhất đến học sinh và luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi gặp khó khăn.
Mặc dù xã hội ngày nay đã đạt được sự hòa bình, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng đất nước vẫn còn phải đối mặt với thiên tai và thảm họa. Tuy nhiên, tình yêu thương vẫn được thể hiện qua những hành động từ thiện, như chia sẻ quần áo, sách vở, hay cung cấp thức ăn cho những người gặp khó khăn. Chỉ cần có tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn.
Trong cuộc sống, để thấu hiểu và trân trọng ý nghĩa của tình yêu thương, chúng ta cần cố gắng rèn luyện và phát triển đức tính này. Hãy yêu thương bản thân mình một cách chân thành và chăm sóc bản thân mình một cách đúng đắn. Chỉ khi ta tự yêu thương và chăm sóc bản thân, chúng ta mới có thể lan tỏa tình yêu thương đến với người khác. Đồng thời, chúng ta cũng cần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹpcủa dân tộc, như đã được truyền dạy từ thời xa xưa. Đó là sự thương yêu và đoàn kết trong cả nước.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương và sự đoàn kết trong xã hội. Chúng ta cần quan tâm và chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn và tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn. Bằng cách thể hiện lòng yêu thương và sự đồng cảm, chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng đoàn kết, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Xã hội ngày nay đã chứng kiến sự ra đời của nhiều tổ chức được thành lập với mục đích vì con người, vì nhân quyền. Những tổ chức này đều khởi nguồn từ lòng yêu thương và lợi ích chung của mọi người. Chúng tập trung vào việc cung cấp giáo dục, y tế và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn, nhằm mang lại sự công bằng và phát triển cho cộng đồng.
Để có thể yêu thương người khác, chúng ta cần nhìn nhận và trân trọng bản thân mình. Chỉ khi ta biết yêu thương và chăm sóc bản thân mình, mới có thể lan toả tình yêu thương đến với người khác một cách chân thành. Đồng thời, chúng ta cũng cần duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như sự đoàn kết và lòng yêu thương.
Tình yêu thương mang lại sự mạnh mẽ và ý chí kiên cường để vượt qua khó khăn và thử thách. Nó là nguồn động lực cho sự phát triển cá nhân và xã hội. Hãy lan tỏa tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày, từ gia đình đến cộng đồng, từ những hành động nhỏ nhặt đến những hoạt động từ thiện lớn hơn. Chỉ cần chúng ta cùng nhau yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp, nơi mà tình yêu thương là sức mạnh chủ đạo và mọi người cùng hướng tới hạnh phúc và sự phát triển bền vững.
Đề 2: Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi
a.Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về 1 phẩm chất cần có của con người trong tình yêu đôi lứa
2. Thân bài
- Đôi nét về tác giả, tác phẩm:
+ Được mệnh danh là “Mặt trời thi ca nước Nga”'
+ Say mê cái đẹp, sự tự do từ khi còn nhỏ
+ Có năng khiếu về thi ca
+ Những tác phẩm của ông thường đại diện cho tâm hồn, cho tiếng nói của nhân dân Nga trong thời kì xã hội bấy giờ
- Bài thơ là một bức thư tình thể hiện được những tình cảm đơn phương thầm kín từ chàng trai dành cho cô gái mà mình thương mến
- Đau khổ, thất vọng khi tình yêu của mình bị từ chối thế nhưng ông vẫn chọn cách từ bỏ tình cảm ấy để người mình yêu có thể hạnh phúc
- Sự trong sáng, cao thượng trong tình yêu chính là điều mà ai trong chúng ta cũng cảm thấy kính trọng và nể phục tình cảm ấy
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá của em về 1 phẩm chất cần có của con người trong tình yêu đôi lứa
b.Bài tham khảo
Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi - Mẫu 1
Trong bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin đã chọn miêu tả một phẩm chất vô cùng đặc biệt của con người khi đứng trước tình yêu - sự cao thượng. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa ngay trong cuộc sống thực.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến vô cùng. Nhà thơ khắc họa sức mạnh của tình yêu thông qua mọi cung bậc từ yêu thương, nhớ nhung đến hờn ghen, thậm chí cả những phút giây tuyệt vọng:
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
Dẫu cho đó là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì nhân vật trữ tình vẫn một mực thủy chung. Từng lời thơ đều toát lên sự chân thành, dịu dàng của con người khi đứng trước tình yêu. Điều đau khổ nhất trong tình yêu cũng là yêu mà không được đáp lại. Nỗi buồn trong tình yêu có thể dẫn đến muôn vàn những xúc cảm tiêu cực. Sự cô đơn, tuyệt vọng, ghen tuông có thể bóp nghẹt chính ta và thậm chí cả người mà ta yêu. Thế nhưng, ở đây, từ khi ý thức được tình yêu của mình dành cho cô gái, chàng trai đã chọn một cách yêu vô cùng lý trí:
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Sự cao thượng được thể hiện một cách rõ ràng. Chàng trai ý thức được bản thân rất yêu người con gái cũng như thái độ, tình cảm của cô đối với anh. Anh kìm nén ngọn lửa tình yêu trong mình vì “không để em bận lòng thêm nữa”. Tình yêu không chỉ có những cảm xúc mãnh liệt mà còn cần cả sự tinh tế cùng đức hi sinh.
Đến khổ thơ cuối, sự cao thượng được đẩy lên cao hơn khi chàng trai dành cho người con gái mình yêu lời chúc phúc:
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại để nhấn mạnh tình yêu vô bờ. Thế nhưng, tình yêu cũng trở nên vô nghĩa nếu ta ích kỉ, biến tình cảm của mình thành sợi dây trói buộc đối phương. Chính vì thế, anh đã dành cho cô gái lời cầu chúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Tình yêu chân thành, đằm thắm ấy không đối lập với sự hi sinh mà nó chính là khởi nguồn cho tấm lòng cao thượng. Chàng trai đã chọn lùi bước để cô gái hạnh phúc với tình yêu của riêng mình, hy vọng rằng cô gặp được người yêu cô như cách anh đã yêu. Sự cao thượng vừa cho thấy tình yêu sâu sắc, đức hi sinh cùng sự tự trọng của con người trong tình yêu.
Không chỉ trên trang sách mà ở trong đời sống thực, cao thượng cũng là phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa. Nếu những ngọt ngào hay hờn ghen là gia vị của tình yêu thì tấm lòng cao thượng là điều tiên quyết làm nên tình yêu chân chính. Cao thượng được thể hiện ở việc bao dung trước những lỗi lầm của đối phương, thấu hiểu những khó khăn mà người kia phải trải qua, không vì những ham muốn ích kỉ của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người mình yêu,… Hơn hết, cao thượng còn là hạnh phúc khi người mình yêu được hạnh phúc.
Cao thượng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho tình yêu của mỗi con người. Đức tính này đề ra cho chúng ta một phương cách sống và yêu vô cùng đúng đắn và văn minh. Nhờ có sự cao thượng mà ta biết quan tâm, hi sinh vì người mình yêu. Lòng cao thượng xóa bỏ sự ích kỉ của cái tôi, giúp gắn kết con người. Từ đó mà những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Không chỉ vậy, khi bước vào tình yêu với một tâm thế cao thượng, ta sẽ luôn gìn giữ được lòng tự tôn của chính mình, biết cách giữ cho lòng mình thanh thản. Những trái tim cao thượng sẽ tạo ra một tình yêu có giá trị vững bền. Kể cả khi tình yêu không được như ta hy vọng, ta cũng không đánh mất chính mình. Ngược lại, thiếu đi sự cao thượng, tình yêu trong sáng sẽ bị biến chất, trở thành những toan tính hẹp hòi hoặc sự bi lụy đớn hèn.
Có lẽ, suy nghĩ và hành động cao thượng chính là lời tuyên ngôn trong sáng, chân thành nhất mà mỗi chúng ta có thể dành cho tình yêu của mình. Đó cũng là một cách để trao đi yêu thương và yêu thương chính mình trong cuộc sống.
Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi - Mẫu 2
Nổi tiếng với các tác phẩm thơ mang đầy nét lãng mạn, trữ tình về tình yêu đôi lứa, Puskin đã không còn là một cái tên xa lạ với độc giả yêu thơ trên khắp thế giới. “Tôi yêu em” cũng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm cũng đã đề cao được một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu đôi lứa - đó chính là sự trong sáng, cao cả trong tình yêu.
Được mệnh danh là "Mặt trời thi ca nước Nga", Puskin đã trở thành một biểu tượng không chỉ trong văn học mà còn cả trong văn hóa của vùng đất sứ xở bạch dương. Sớm bộc lộ niềm khát vọng với tự do, với niềm say mê cái đẹp, có lẽ vì vậy mà ông đã sớm thể hiện niềm yêu thích với thơ ca. Tuy tuổi còn nhỏ, thế nhưng ông đã được đánh giá là một thiên tài thơ ca. Căm ghét với những luật lệ bạo lực, vô lí của bọn cường quyền, thế nên những tác phẩm của ông thường thể hiện được tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Cũng là tiếng nói trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực của nhân dân Nga thời kì đó. “Tôi yêu em” được dựa trên những cảm nhận thực tế của chính tác giả Puskin. Nội dung bài thơ dường như là một bức thư tình thể hiện được những tình cảm đơn phương thầm kín từ chàng trai dành cho cô gái mà mình thương mến. Cô gái tuy rằng biết được tình cảm của chàng trai, thế nhưng cô vẫn khước từ tình cảm ấy.
Mở đầu bài thơ, chúng ta đã thấy được những đau khổ đang giằng xé trong tâm hồn chàng trai. Đau khổ, thất vọng khi tình yêu của mình bị từ chối, băn khoăn rằng mình có nên tiếp tục theo đuổi hay từ bỏ tình yêu ấy. Lúc này chàng trai chẳng biết rằng mình có thể làm gì tiếp theo. Ngọn lửa tình được nhen nhóm trong lòng chàng trai dường như không thể ngay lập tức có thể dập tắt. Ngọn lửa đó vẫn đang âm ỉ nhen nhóm trong lòng nhưng lại phải bị ép buộc đè nén xuống. Bởi vì, tình cảm ấy sẽ khiến cho cô gái cảm thấy khó xử và chàng trai không muốn điều đó xảy ra nên anh quyết định sẽ chịu những đau khổ về mình để cô gái mình yêu cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Tình cảm đơn phương từ phía chàng trai giống như ngọn lửa bập bùng trong gió, tuy bị những cơn gió làm cho lung lay, thế nhưng trong khi đó lại cũng khiến cho tình cảm ấy ngày một được lớn mạnh hơn. Bởi vậy nên tình cảm có lúc rụt rè, nhưng cũng có lúc bùng cháy ghen tuông. Thế nhưng, gác lại tất cả, chàng trai ở đây cũng là tác giả vẫn thật lòng chúc người con gái mình yêu có thể tìm được một người mà cô yêu như tình cảm mà anh dành cho cô.
Sự trong sáng, cao thượng trong tình yêu chính là điều mà ai trong chúng ta cũng cảm thấy kính trọng và nể phục tình cảm ấy. Đó cũng là điều mà trong chúng ta ai cũng nên có trong tình yêu. Một tình yêu đẹp chỉ có thể có được khi cả hai đều mong muốn đối phương được sống hạnh phúc, vui vẻ cho dù có không phải là với mình đi chăng nữa. Nói ra lời yêu thì vô cùng đơn giản, nhưng thể hiện được tình yêu ấy bằng hành động thì ít ai có thể làm được giống như chàng trai trong bài thơ. Từ bỏ tình cảm của mình để hi vọng người con gái mình yêu không phải u sầu, suy nghĩ, mong muốn người con gái ấy tìm được một người mà trong tâm trí cô ấy thật sự dành hết bao nhiêu tình cảm cho người đó giống như anh dành cho cô. Khi yêu, con người ta thường thể hiện ra sự ích kỉ của bản thân mình. Tình yêu càng sâu đậm thì khi chia tay lại càng có nhiều hậm hực trong lòng. Thế nhưng, Puskin đã vượt qua được những cảm xúc tầm thường ấy để có thể cho thấy được vẻ đẹp thật sự của tình yêu.
Bài thơ là lời từ giã cho mối tình tuy dở dang không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu chúc đầy tình yêu thương và lòng nhân ái. Con người chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy yêu thương bằng cách cao cả và đẹp đẽ nhất mà mình có thể. Có thể mối tình ấy sẽ là một quãng đường dở dang, nhưng hãy lưu giữ nó trong trái tim mình bằng những kỉ niệm đẹp nhất.
Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi - Mẫu 3
“Tôi yêu em” là bản tình ca xúc động về mối tình đơn phương mãnh liệt nhưng đầy khắc khoải, da diết của nhà thơ Puskin với nàng Ô-lê-nhi-a. Bài thơ không chỉ tái hiện chân thực những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tình yêu mà còn thể hiện được tình yêu cao thượng, sáng trong vốn là nét đặc sắc riêng biệt trong thơ Puskin.
Sở dĩ “Tôi yêu em” trở thành bài thơ tình nổi tiếng bậc nhất trong kho tàng thi ca của nhân loại không chỉ bởi lời thơ xúc động, da diết có thể chạm đến đáy sâu tâm hồn của độc giả mà còn bởi thứ tình cảm chân thành, cao thượng trong sáng của một trái tim giàu yêu thương của Puskin.
Lời tỏ tình “Tôi yêu em” được giãi bày đầy mạnh mẽ, dứt khoát nhưng lại ẩn chứa những suy tư, băn khoăn không dứt khoát của một cái tôi trăn trở.
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
Nhà thơ đã khẳng định tình cảm của mình dành cho cô gái mình yêu, đó là thứ tình cảm chân thành nhưng cũng vô cùng dai dẳng, mãnh liệt. Thế nhưng lời tỏ tình ấy lại chứa đựng những suy tư, trăn trở khi yêu bằng cảm tính, bằng trái tim nhưng lại cố dùng lí trí để kiểm soát, chi phối tình yêu ấy. Thế nhưng dù lí trí có kìm nén thì tình cảm chân thành dành cho cô gái vẫn chẳng thể dập tắt hoàn toàn mà mãi dai dẳng đến khắc khoải “Chừng có thể”, “chưa hẳn đã tàn phai”.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Lời thơ là lời giãi bày thành thật nhưng cũng không kém phần xót xa khi yêu nhưng lí trí bảo dừng. Nhà thơ không muốn tình yêu đơn phương của mình làm cho cô gái phải buồn phiền, suy nghĩ. Chấp nhận mọi đau khổ, hi sinh bản thân để người mình yêu hạnh phúc là kết tinh cao đẹp nhất của tình yêu. Tình yêu của nhà thơ không có sự ích kỉ, ép buộc mà đầy dịu dàng, cao thượng và cũng đầy trân trọng đối với người mình yêu.Lời thơ là sự trân trọng dành cho cô gái xong cũng là lời tự nhắc nhở bản thân phải dập tắt ngọn lửa tình, chấm dứt mối tình đơn phương để mang đến hạnh phúc cho cô gái mình yêu.
“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”
Yêu đơn phương là mối tình từ một phía mà không được đối phương biết đến, không được đáp trả nên cũng rất đau khổ, day dứt. Trong mối tình đơn phương của mình, nhà thơ dù yêu chân thành, mãnh liệt nhưng lại không dám hi vọng về cái kết đẹp đẽ cho mối tình ấy. Dù cố dùng lí trí để dập tắt ngọn lửa tình yêu nhưng nhà thơ chẳng thể kiểm soát được những cảm xúc, suy nghĩ, đó là những rụt rè, bối rối, là những hờn ghen vô cớ khi cô gái chẳng hề biết đến tình yêu của mình. Đó là những cảm xúc thông thường khi yêu nhưng đối với nhà thơ lại xót xa, đau đớn hơn bởi đó là tình yêu đơn phương.
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Mọi cảm xúc bị dồn nén khi được giải tỏa sẽ tuôn trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhà thơ tiếp tục khẳng định tình yêu thông qua điệp ngữ “tôi yêu em”. Tuy nhiên việc khẳng định tình yêu không phải để níu kéo tình yêu hay tiếp tục vùng vẫy trong mối tình đơn phương vô vọng mà chỉ nhằm bày tỏ và giã biệt với tình yêu ấy bằng lời cầu chúc chân thành “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
Lời cầu chúc xuất phát từ tấm lòng chân thành, tình yêu sáng trong, cao thượng của Puskin bởi mấy ai yêu mà có đủ dũng cảm chứng kiến người mình yêu bên người người khác. Ở đây Puskin không chỉ chấp nhận được sự thật ấy mà còn cầu chúc cho cô gái, mong người mình yêu gặp được người yêu chân thành như mình đã từng yêu.
Như vậy, qua bài thơ Tôi yêu em, nhà thơ Puskin đã thể hiện được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc phức tạp của mối tình đơn phương, đồng thời thể hiện được tình yêu cao thượng, sáng trong của tình yêu: tình yêu chân thành sẽ không có chỗ cho những ích kỉ, toan tính, yêu là sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu chứ không để người mình yêu phải muộn phiền, đau khổ.
Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi - Mẫu 4
Puskin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông.
Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh. khi xưng tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.
Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn.Nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng - dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy.
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gạn bóng u hoài
Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí. cái dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chi là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một. tình yêu âm thầm, không hi vọng, khẳng định lại nét âm thầm nhấn mạnh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình thầm lặng này. Sau lớp ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vè ngoài lặng lẽ, rụt rè, qua ý thức cố kìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tát chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt.
Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé trong tình yêu.
Tôi yêu em, yêu chân, thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Cảm xúc dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Chính là sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cùng chân thành đằm thắm như tôi.
Đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng nhân hậu dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng.
Tôi yêu em, bài thơ nổi tiếng của Puskin đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim đang yêu. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơ toát, ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt.
Từ bài thơ Tôi yêu em hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu lứa đôi - Mẫu 5
Puskin được biết đến là đại thi hào người Nga với những vần thơ bất hủ được chào đón rộng trên khắp thế giới. Một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới của ông đó là "Tôi yêu em". Bài thơ được sáng tác dựa trên cơ sở của mối tình đơn phương có thực của ông đối với một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ô-lê-nhi-a, con gái vị chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Đọc bài thơ, ta không thấy nhiều sự đau đớn bi thương ở một trái tim bị chối tư mà ngược lại, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu vẫn nồng cháy cùng với lòng vị tha và lời chúc phúc dành cho người mình yêu.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ không ngần ngại mà bày tỏ trực tiếp niềm yêu của mình:
"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"
Tác giả dùng cách xưng hô "Tôi- em" thể hiện sự đặt ra một khoảng cách giữa hai người, chính tỏ chàng trai không chỉ hiếu cô gái mà còn rất tôn trọng cô gái và muốn kìm nén cảm xúc của bản thân. Dấu hai chấm ở câu thơ thứ nhất đặt ở giữa dòng thơ như ngắt câu thơ làm hai vế, không chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh mà còn có ý như là lời giải thích. Chàng trai muốn giải thích với người mà mình yêu rằng chàng trai đã yêu cô từ rất lâu rồi và đến nay tình yêu ấy vẫn còn, giống như ngọn lửa cháy chưa từng tàn phai trong trái tim chàng. Nhưng bởi chàng đã hiểu lòng cô gái, chàng hiểu rằng trong trái tim cô gái không có chàng, nên chàng không muốn đoạn tình cảm của mình trở thành gánh nặng trên vai cô gái:
"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"
Chàng trai yêu cô gái nhưng không hề muốn vì tình yêu ấy của mình mà cô gái phải bận lòng. Đây chính là biểu hiện của những cảm xúc chân thành trong tình yêu. Khi yêu một ai đó ắt sẽ muốn làm tất cả cho người mình yêu được hạnh phúc. Và chàng trai trong những vần thơ của Puskin hiểu rất rõ điều đó nên dù không nhận được tình cảm của người mình yêu nhưng luôn muốn khiến cho tâm hồn người con gái mình yêu được thanh thản. Có lẽ vì vậy mà chàng sẽ rút lui chăng? Rút lui để cô gái không bị tình yêu của mình làm cho suy nghĩ, rút lui để cô gái không phải bận lòng vì mối tình cảm đơn phương của mình, rút lui để cô gái tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Đây quả là một trái tim đầy lí trí, trái tim biết nghĩ cho người khác, nó thể hiện rằng tình yêu của chàng trai chân chính nhưng không bảo thủ và chàng sẵn sàng vì người mình yêu mà làm tất cả.
Trong tình cảm của mình, chàng trai chân thành bày tỏ:
"Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen"
Giống như những con sống ngầm dưới lòng biển, tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái là một tình yêu âm thầm, đặc biệt là "không hi vọng", nhưng đừng lầm tưởng đó là một tình yêu hời hợt, đó thực sự là một tình yêu cháy bỏng vì trong đó chứa đựng hết bao nhiêu cung bậc cảm xúc khó nói mà tình yêu say đắm mang lại. Vì âm thầm, không dám nói nên tình yêu ấy cũng rụt rè ý như thân chủ, vì chàng trai biết mình không có hy vọng trong tình yêu ấy nên lòng ghen tuông lại trỗi dậy mỗi khi thấy niềm hi vọng ấy được lóe sáng ở người khác. Rõ ràng, đây là một thứ tình cảm không mấy tốt đẹp nhưng nó vô cùng nhân bản mà đặc biệt là chàng trai ấy đã không hề ngại ngần mà tự bộc bạch, thú nhận nó. Điều này càng khiến cho chàng trai trở nên dễ mến hơn trong mắt người đọc đồng thời tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái càng được tô đậm rõ nét hơn bao giờ hết. Bởi chỉ khi người ta yêu say đắm thì mới ghen cháy bỏng! Và chàng trai nói những lời này không phải là mong muốn cô gái sẽ cảm động chấp nhận tình cảm của chàng mà là muốn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho cô gái:
"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"
Chúc phúc người mình yêu, một hành động vị tha, sự hi sinh cao cả nhất trong tình yêu. Yêu không có nghĩa là sở hữu hay thỏa mãn bản thân bằng sự yêu thương của người khác mà là sự mong muốn cho người mình yêu được hạnh phúc. Chàng trai trong bài thơ đã yêu, tuy không được đáp đền nhưng không hề sinh ý hận mà còn chúc phúc cho người mình yêu sớm ngày hạnh phúc ngay cả khi bản thân mình chưa thể triệt để quên hết tình cảm với người ấy. Đọc bài thơ ta thấy một giọng trầm lắng, đôi khi sinh động thay đổi linh hoạt nhưng lúc nào cũng toát lên một tấm lòng vị tha sâu sắc với một tình yêu trong sáng, chân thành.
Bài thơ của Puskin ngắn gọn, giản dị, cô đọng, hàm súc nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về một tình yêu có ý nghĩa và bài thơ thực sự xứng đáng được coi là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".