Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 1
Khép lại những trang văn/trang thơ, trong lòng độc giả vẫn còn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả… đã gieo vào lòng người đọc bao cảm xúc dạt dào mà không chỉ hôm nay mà còn mãi cả về sau này về những giá trị nhân văn qua tác phẩm… . Chính điều này đã tạo nên sức sống bất diệt cho nó.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 2
Trên hành trình khám phá văn học, tác phẩm [tên tác phẩm] không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một nguồn cảm hứng, một bức tranh đẹp về cuộc sống và con người. Sự ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài giới hạn của trang sách, lan tỏa vào tâm hồn và tư duy của mỗi độc giả. Đó là một tác phẩm đã góp phần làm giàu thêm thế giới văn học, và luôn đọng lại trong lòng người đọc những dấu ấn không thể phai nhạt.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 3
Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm… đã đem lại điều gì mà khiến nhiều độc giả yêu thích đến vậy?”. Có lẽ tác giả… đã dùng tất cả lớp ngôn từ tinh tế nhất để có thể tạo nên một tác phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần to lớn với người đọc, giúp họ ngày càng yêu thế giới văn học hơn
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 4
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở, tác phẩm mãi là đóa hoa bất diệt như mùa xuân vô định, ghi lại quá khứ oanh liệt, rực rõ một thời của đất nước mình. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 5
Hiện thực là muôn màu muôn vẻ đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi bản chất cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức, cái ngẫu nhiên tạm thời, cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn tìm ra được các quy luật của đời sống. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm A của nhà văn B đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu sự nghèo khổ, túng quẫn của họ. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc tác phẩm A đã lên tiếng B.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 6
Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của mình trong đời sống văn học phải tạo cho mình một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vì đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để “xác định nhà văn này khác với nhà văn kia”. Và nhà văn A với tác phẩm B đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc bởi cái tôi nghệ thuật độc đáo không nhầm lẫn với bất cứ tác giả nào. Đó cũng chính là thành công nổi bật trong sự nghiệp văn chương của ông/ bà.
Cách kết bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 7
Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.