TOP 20 Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học 2025 SIÊU HAY

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học

TOP 10 Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Mở bài:

+ Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả) cần thuyết minh

+ Nêu khái quát về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài:

+ Nêu chủ đề của tác phẩm cần thuyết minh

+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Nêu suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 1

Trong suốt chiều dài lịch sử của văn học, có biết bao tác phẩm đã để lại những dấu ấn trong lòng bạn đọc và trường tồn với thời gian. Như chứng minh cho sức sống của mình, tác phẩm… của tác giả… là một trong số đó khi mang trên mình giá trị hết sức ý nghĩa…(đề tài của tác phẩm).

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 2

Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Những kiệt tác văn học ra đời ngoài chức năng văn chương mà nó vốn sở hữu trong mình thì ẩn sâu vào từng câu từ là hình ảnh của thời đại mà tác giả đưa vào để người đọc thấy được một thời đại vang bóng của lịch sử dân tộc. Và nổi bật của “một thời vang bóng” đó tác phẩm...

TOP 10 Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học SIÊU HAY (ảnh 2)

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 3

Trong thế giới văn học đa dạng và phong phú, mỗi tác phẩm đều là một kho báu, một cảm xúc, một thế giới riêng biệt đang chờ đợi để khám phá. Trong dòng chảy văn chương, có một tác phẩm đã nổi lên như một ngọn đèn soi sáng, đó là [tên tác phẩm]. Từ những trang sách, những dòng văn, tác phẩm này mang đến cho độc giả những trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa tinh thần không thể phủ nhận.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 4

Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một... (Tùy yêu cầu đề bài) Ví dụ: A. người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân-phong kiến tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùng B. người phụ nữ ba nổi bảy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt mình khỏi những rào cản tăm tối. C. số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống… (Vận dụng cho tất cả các bài văn yêu cầu phân tích nhân vật)

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 5

Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để rồi trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 6

Có một nhà văn đã nói rằng: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật Y được phác họa như …

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 7

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn….

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 8 - Hồi trống cổ thành

Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi thứ 28 trích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung sinh năm 1330 mất năm 1400, ông sinh ra và lớn lên trong khoảng cuối thời nhà Nguyễn đầu thời nhà Minh. Ông là người có hiểu biết sâu rộng lại chịu tác động của tư tưởng nho giáo, thế nên tính cách của ông có phần rạch ròi, yêu ghét rõ ràng. Các sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, với ông, tư tưởng trung quân ái quốc là điều tất yếu được xem trọng. Ông nhìn đời với một con mắt tinh tường và sâu sắc, chính bởi sự nhận thức đúng đắn về xã hội cũng như các vấn đề chính chính trị nhưng lại không thể tự mình thực hiện, vậy nên ông gửi gắm vào tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng hơn về đoạn trích mang tên Hồi trống Cổ Thành.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 9 - Chí Phèo

Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là "nhà văn của nông dân" , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 10 - Đại cáo bình ngô

Nằm trong số những tác phẩm văn học được viết nên để ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được xem là một tác phẩm bất hủ cùng thời gian. Tác phẩm được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai có giá trị trường tồn.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 11 - Cảnh ngày hẹ

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 12 - Mùa xuân chín

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, và ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng học trung học ở Huế sau đó ra làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, ông phải quay trở lại Quy Nhơn để chữa bệnh và 4 năm sau đó ông mất tại bệnh viện do bệnh phong.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 13 - Độ tiểu thanh kí

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có một loạt bài viết về các nhân vật lịch sử mà ở đó nhà thơ gửi gắm rất nhiều tâm sự. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) là một bài thơ như thế. Bằng tiếng nói tri âm sâu sắc với một người con gái sống cách mình hơn 300 năm, Nguyễn Du muốn bày tỏ nhiều tâm sự về con người và cuộc đời trong bối cảnh hiện tại và vượt thời gian, mang dự cảm của mình tới 300 năm sau để tìm tri âm.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 14 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 

Cùng với các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết, thì truyền kỳ cũng là một trong những thể loại phổ biến và được yêu thích trong văn học dân gian Việt Nam . Nội dung các thể loại này chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm, trí tuệ của con người đồng thời khẳng định, cũng như phản ánh niềm tin của nhân dân ta về chân lý vững bền cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ cũng là một trong số những truyền kỳ phổ biến mang nội dung như vậy.

Cách mở bài thuyết minh về một tác phẩm văn học - Mẫu 15 - Đồng chí

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926, tại thành phố Vinh, Nghệ An, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước Cách mạng tháng Tám, ông học trung học ở Hà Nội; năm 1946 gia nhập Trung đoàn Thủ đô; 1950 phụ trách Đoàn văn công quân đội; 1953 - 1954 tham gia các chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ; từ 1954 tiếp tục công tác văn nghệ trong quân đội.

Đánh giá

0

0 đánh giá